Xây dựng người nông dân Yên Bái thời đại mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/4/2022 | 5:30:11 AM

YênBái - Xây dựng con người Yên Bái với 5 chuẩn mực trong nông dân đã xuất hiện ngày thêm nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước.

Thành viên Tổ hợp tác Mây tre song đan xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu.
Thành viên Tổ hợp tác Mây tre song đan xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu.


Năm 2021, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản của Kế hoạch số 37 ngày 9/6/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” theo chức năng, nhiệm vụ được giao với nhiều hoạt động thiết thực theo 9 nhóm đối tượng, trong đó có nông dân.

Xây dựng con người Yên Bái với 5 chuẩn mực trong nông dân có 6 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đó là tổng hòa, lồng gắn các chương trình, phong trào, cuộc vận động đã, đang và sẽ tiếp tục duy trì thực hiện cùng với việc thành lập, xây dựng, phát triển các mô hình, hoạt động mới phù hợp, hiệu quả. 

Đối với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chất lượng ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Các địa phương chú trọng xây dựng, thực hiện các hương ước, quy ước và lồng gắn các chuẩn mực con người Yên Bái vào hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố, góp phần xây dựng "Gia đình văn hóa”, "Thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”, "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”... 

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh từ gia đình tới làng, thôn, bản... đã góp phần hình thành, phát triển các giá trị văn hóa, xây dựng các phẩm chất tốt đẹp của con người Yên Bái. Nông dân các địa phương đã thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; tuân thủ hương ước, quy ước; phát huy vai trò tự quản của cộng đồng; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và hạn chế, xóa bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư. 

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá Yên Bái là một trong những điển hình tiên tiến về bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số. Với vai trò là Trưởng nhóm 4 tỉnh, Yên Bái đã chủ trì xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái và ngày 15/12/2021 chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa, nhất là trong thế hệ trẻ. 

Các nghệ nhân được tôn vinh, được hưởng các chính sách hỗ trợ, công tác xã hội hóa được tăng cường, thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, là nguồn tài nguyên quan trọng phát triển du lịch. Hệ thống thiết chế văn hóa được tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng. 

Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật phát triển tích cực; phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, tiếp cận các phương tiện truyền thông đã giúp nông dân Yên Bái đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, có nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 

Các giá trị đạo đức truyền thống được giữ gìn, phát huy, thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và hình thành nếp sống văn minh, tác phong công nghiệp, tính chuyên nghiệp, làm việc khoa học, hiệu quả, đề cao và tôn trọng con người; quan tâm nâng cao trí tuệ, cải thiện chất lượng sức khỏe, tầm vóc con người Yên Bái. 

Phát huy bản sắc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên đã khơi dậy, thúc đẩy ý chí, quyết tâm của mỗi nông dân Yên Bái trong công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thiết thực thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP, phát triển nền nông nghiệp xanh - sạch - an toàn - bền vững… 

Đặc biệt, năm 2021, Yên Bái tiếp tục là điểm sáng về xây dựng nông thôn mới (NTM) khi có thêm 13 xã đạt chuẩn NTM, đưa số xã NTM toàn tỉnh lên 88 xã; 13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. NTM đem đến diện mạo mới cho các vùng quê và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. 

Xây dựng con người Yên Bái với 5 chuẩn mực trong nông dân đã xuất hiện ngày thêm nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, nhất là công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, xây dựng NTM, xây dựng gia đình văn minh, no ấm, hạnh phúc, góp phần xây dựng Yên Bái phát triển "Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.

Nguyễn Thơm

Tags nông dân Yên Bái Kế hoạch số 37 "Xanh hài hòa bản sắc hạnh phúc” “Thân thiện nhân ái đoàn kết sáng tạo hội nhập” văn minh no ấm

Các tin khác
Đại úy Phan Anh Sơn tại Lễ trao giải thưởng gương mặt trẻ công an tiêu biểu năm 2021 và tuyên dương thanh niên công an xã có thành tích xuất sắc.

Liên tiếp đưa ra những sáng kiến trong công việc, nghiệp vụ chuyên môn và áp dụng linh hoạt, hiệu quả những sáng kiến đó vào tình hình thực tế tại địa phương nên Đại úy Phan Anh Sơn - Trưởng Công an xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ luôn được bà con tin tưởng, ủng hộ. Mới đây, Đại úy Sơn vinh dự là một trong 66 thanh niên được Bộ Công an tuyên dương thanh niên công an xã có thành tích xuất sắc.

Ông Hờ Tráng Chu mồi lửa lò rèn chuẩn bị cho công đoạn chế tác sản phẩm mới.

Đồng bào Mông có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng dân tộc như nghề chế tác nhạc cụ, thêu dệt thổ cẩm và không thể không nhắc đến nghề rèn đúc nông cụ thủ công. Ông Hờ Tráng Chu, thôn Đồng Hẻo, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chính là người “giữ lửa” nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông ở Đồng Hẻo.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng cùng các công an viên và công an phụ trách địa bàn tuần tra nắm tình hình an ninh trật tự thời gian anh làm Trưởng Công an xã.

Không chỉ "cứng” về nghiệp vụ, anh Nguyễn Mạnh Hùng còn luôn thường xuyên gần gũi với bà con, luôn lắng nghe ý kiến của người dân để giải quyết thấu tình, đạt lý mọi công việc.

Mô hình nuôi lợn của anh Mai Đức Quân cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, nhưng sau khi ra trường, anh Mai Đức Quân sinh năm 1991 quyết định trở về lập nghiệp tại gia đình. Sau đó, anh tham gia công tác Đoàn và là Bí thư Chi đoàn tổ 16, phường Đồng Tâm. Hiện, anh còn là chủ mô hình chăn nuôi lợn thịt, lợn giống tiêu biểu cho thu nhập cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục