Lý Chồng Di - người “cầm lái” trên đỉnh Trống Páo Sang

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/9/2023 | 7:10:40 AM

YênBái - Trống Páo Sang là một trong những bản cách xa trung tâm và khó khăn nhất nhì của xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Những năm qua, dưới sự “cầm lái” của Bí thư Chi bộ Lý Chồng Di, các đảng viên và nhân dân đã phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng bản làng ngày càng ấm no.

Ông Lý Chồng Di - Bí thư Chi bộ bản Trống Páo Sang (thứ 2 trái sang) tại buổi gặp mặt tuyên dương các bí thư chi bộ, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố tiêu biểu do Huyện ủy Mù Cang Chải tổ chức.
Ông Lý Chồng Di - Bí thư Chi bộ bản Trống Páo Sang (thứ 2 trái sang) tại buổi gặp mặt tuyên dương các bí thư chi bộ, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố tiêu biểu do Huyện ủy Mù Cang Chải tổ chức.

Với lợi thế là người địa phương xử lý mọi việc thấu tình, đạt lý, ông Lý Chồng Di đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân tin tưởng phân công tham gia công tác của địa phương nhiều năm qua. 

Bí thư Chi bộ Trống Páo Sang - Lý Chồng Di cho biết: "Khi còn tham gia công tác ở xã, chúng tôi cũng đã tuyên truyền nhiều nhưng công tác đổi mới còn chậm. Năm 2020, sau khi tiếp tục làm Bí thư Chi bộ, tôi đã cùng với Trưởng bản, các đoàn thể, già làng, người uy tín xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉnh đốn các hoạt động từ xây dựng giao thông nông thôn, điện, nước, vệ sinh môi trường, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phát triển kinh tế gia đình...”.

Theo đó, từ năm 2021 đến hết 2022, bản đã vận động bà con hiến đất và tham gia ngày công lao động chỉnh trang mở rộng, nắn thẳng hệ thống đường giao thông nông thôn trong bản. Đồng thời, Bí thư Di đã đứng ra xin vật liệu, còn người dân bỏ công và bê tông được 3,8 km đường bê tông tiêu chuẩn là các đường trục chính đi trong bản và 2 km bê tông đặc thù đi các ngõ xóm, các khu sản xuất.

Năm 2023, bản tiếp tục vận động các hộ dân ở đơn lẻ tự chủ động vật liệu, dân bản góp sức bê tông nhỏ từ đường xóm về nhà. Hiện nay, cơ bản người dân ở Trống Páo Sang đều có đường bê tông đi xe máy về đến nhà đảm bảo lưu thông thuận lợi 4 mùa. Bên cạnh đó, nhân dân tích cực làm chuồng trại gia súc xa nhà, xây dựng công trình bể chứa nước, nhà tiêu đảm bảo hợp vệ sinh, 100% lợn được nuôi nhốt, vệ sinh đường làng, ngõ xóm theo định kỳ. 

Đặc biệt, xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong ma chay, 100% người chết được đưa vào quan tài và làm ma không quá 24 tiếng; không thách cưới, không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, người dân cũng phát huy, gìn giữ các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp như: nghề dệt vải, thêu thổ cẩm, nghề rèn đúc, chế tác nhạc cụ, đồ trang sức... 

Ngoài ra, người dân đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Hiện nay, 99% số hộ đều đã có thóc đủ ăn. Chăn nuôi cũng từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Bản có 5 mô hình thực hiện theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh, gồm: 1 mô hình chăn nuôi dê, 2 mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa và 2 mô hình chăn nuôi gà cẩm giống bản địa. Đặc biệt, 2 hộ đầu tư xây dựng homestay đã hoàn thành đưa vào đón khách... 

Hiện nay, bản Trống Páo Sang có 130 hộ, có 127 hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% trẻ em đi học đúng độ tuổi; người già, trẻ nhỏ được tiêm chủng, khám sức khỏe đầy đủ. Đặc biệt, Trống Páo Sang hiện là bản quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ và có diện tích sơn tra lớn nhất xã. Qua đó, góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ bảo vệ rừng và tăng thu nhập chính đáng cho nhân dân.
Châu Á

Tags La Pan Tấn Mù Cang Chải ruộng bậc thang đội xe ôm du lịch cộng đồng

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục