Anh Tĩnh có chí làm giàu

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Vào thăm gia đình anh Trần Ngọc Tĩnh ở thôn Khe Lụa, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) làm kinh tế giỏi ngôi nhà xây khang trang bề thế, nằm kề sát quốc lộ cùng với nhiều tiện nghi và phương tiện sinh hoạt đắt tiền.

Sau khi chúng tôi đi thăm khu chăn nuôi phát triển kinh tế của gia đình, anh Tĩnh cho biết năm 2002, xây dựng gia đình và ra ở riêng, cuộc sống tự lập ngày đầu đã khiến anh gặp không ít khó khăn. Bươn trải để kiếm sống với đủ thứ nghề, nhưng chỉ đủ ăn mà không có tích lũy. Năm 2004, có dịp vào xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn, thấy một số hộ dân ở đây nuôi ba ba gai thương phẩm, anh nhận thấy điều kiện của gia đình mình hoàn toàn phù hợp và có thể phát triển được nghề này. Suy đi tính lại, anh dùng toàn bộ số tiền 15 triệu đồng vay thông qua Hội Nông dân xã tín chấp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện mua vật liệu về xây, kè ao nuôi, rào bằng lưới thép chắn xung quanh, trên diện tích ban đầu rộng hơn 50m2 và mua 4 cặp ba ba bố mẹ để gây giống. Sau 3 năm phát triển, đến nay số ba ba bố mẹ đã có 15 cặp. Năm vừa qua, từ số ba ba bố mẹ sinh sản cho ra hơn 500 trứng, tỷ lệ nở đạt trung bình 80 - 85%.

Anh Tĩnh cho biết, cứ vào đầu tháng 4 dương lịch hàng năm, anh cho ấp trứng bằng phương pháp tự nhiên và sau 2 - 2,5 tháng là có ba ba giống và bắt đầu một vụ nuôi ba ba thương phẩm mới. Chỉ tính nguyên tiền bán con giống thì khi mới nở ra được vài ngày, mỗi con ba ba đã có giá từ 200 - 250.000 đồng/con. Còn nếu nuôi ba ba gai thương phẩm, trung bình sau 5 - 6 tháng nuôi, bình quân 1 con ba ba đạt trọng lượng từ 1,5 - 2 kg thì giá ba ba gai thịt năm 2007 dao động ở mức 400 - 500.000 đồng/kg. Trung bình mỗi vụ, sản lượng ba ba của gia đình anh cung cấp cho thị trường từ 2 - 3 tạ thịt, cho thu nhập mức từ 80 - 100 triệu đồng.

Không những chỉ nuôi ba ba giỏi mà anh Tĩnh còn được các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện nhiều lần chọn để làm điểm xây dựng mô hình trình diễn. Năm vừa qua, gia đình anh được Trung tâm Thủy sản Yên Bái chọn xây dựng mô hình nuôi ba ba gai thương phẩm, với diện tích mặt nước sẵn có, anh thả 300 ba ba giống, bình quân mỗi con có trọng lượng 3 - 4 lạng. Sau 6 tháng nuôi, anh thu hoạch được 6 tạ ba ba thịt, thu số tiền trên 200 triệu đồng, trừ chi phí con giống, thức ăn, còn có lãi trên 80 triệu đồng.

Khi hỏi về cách nuôi ba ba gai thương phẩm để đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Tĩnh cho biết: "Nuôi ba ba gai không khó, chỉ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn để ba ba phát triển, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cá nhỏ, cua, ốc và sản phẩm phế thải từ các lò mổ gia súc, gia cầm và quan trọng nhất là chất lượng con giống phải tốt. Đối với giống ba ba gai màu sắc bên ngoài phải hồng hoặc đen sẫm, giá bán sẽ cao gấp 2 - 3 lần giống ba ba trơn thông thường khác.

Nhờ biết tính toán, anh Tĩnh đã trả được tiền vốn vay của ngân hàng, được tạo điều kiện để tiếp tục vay vốn phát triển kinh tế. Bạn hàng của gia đình anh cũng ngày một nhiều. Nông dân ở các xã lân cận trong huyện như Hồng Ca, Hưng Thịnh, Hưng Khánh và ở huyện Văn Chấn cũng tìm đến gia đình anh để ký kết hợp đồng đặt mua con giống, tư vấn kỹ thuật về phát triển nghề nuôi ba ba thương phẩm. Hiện gia đình anh tạo thêm việc làm thường xuyên cho 4 lao động là con cháu trong gia đình có thu nhập ổn định.

Triệu Tuấn

Các tin khác
Khuyến nông viên của Trạm Khuyến nông huyện Mù Cang Chải hướng dẫn bà con xã Nậm Có ủ thóc giống làm mạ. (Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Nhận xét về chị Xú, chị Hảng Thị Dông - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Công cho biết: "Chị Xú là hội viên tiêu biểu của chúng tôi, luôn đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động. Đặc biệt chị còn là một tuyên truyền viên tích cực thuộc dự án phát triển cấp thôn. Những gia đình mà chị phụ trách đều có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”.

YBĐT - Xuất phát từ hai bàn tay trắng, nhờ trồng rừng mà ông Hà Đình Dế, xóm Tạ Re, thôn Thiên Tuế, thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) trở thành triệu phú.

YBĐT - Đó là anh Nguyễn Quang Bình, bệnh binh 2/3 ở thôn 8, xã Việt Thành huyện Trấn Yên. Năm 1978, anh tham gia quân ngũ, sau đó làm giáo viên của một trường quân sự đóng tại tỉnh Cao Bằng. Năm 1987, anh Bình trở về địa phương với tỷ lệ giám định sức khỏe mất 61%. Không cam chịu cảnh đói nghèo, bằng sức lao động của mình, từ một hộ gia đình nghèo, đến nay cuộc sống của gia đình anh Bình đã khá. Đó là nhờ anh đã biết phát triển mô hình kinh tế tổng hợp.

Bác Lê Đức Hải (ngoài cùng bên trái) giới thiệu dây chuyền sản xuất chè của mình với các cán bộ Hội Người cao tuổi tỉnh và huyện Trấn Yên.

YBĐT - Câu nói đó rất xứng đáng được dành tặng cho bác Lê Đức Hải 70 tuổi, ở thôn Ngọn Đồng, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái), hội viên Hội Người cao tuổi của huyện vì bác đã có những biện pháp làm kinh tế hiệu quả, làm giàu rất chính đáng và vì những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Từ việc thành lập xưởng thu mua, chế biến chè, bác đã được bà con nơi đây trìu mến gọi là “ông Hải chè”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục