Gương sáng Thào Chua Chải

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/6/2011 | 9:38:08 AM

YBĐT - Sau hơn tiếng đồng hồ từ trung tâm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đi lên, chúng tôi đã tới được bản Thào Chua Chải, nơi có gia đình ông Hờ A Sang với mô hình kinh tế trang trại đang được phát huy tốt và hiệu quả.

Người Mông huyện vùng cao Mù Cang Chải phơi thóc sau khi thu hoạch. (ảnh minh họa)
Người Mông huyện vùng cao Mù Cang Chải phơi thóc sau khi thu hoạch. (ảnh minh họa)

Trước đây, cuộc sống của gia đình ông Sang cũng nghèo khó như bao gia đình khác trong bản, nghĩ không thể sống với cảnh túng bấn mãi nên ông đã tìm cách phát triển kinh tế để đưa gia đình vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, thời gian đầu ông vẫn chưa biết phải làm cách nào và bắt đầu từ đâu, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ trăn trở, cuối cùng ông đã tìm được hướng đi cho mình, đó là thông qua những kênh tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng, ông đã biết các phương thức sản xuất để làm giàu của những tấm gương điển hình ở các địa phương khác.

Trong đó có nhiều cách làm với các mô hình phát kinh tế hữu ích như: nuôi nhím, nuôi ba ba thương phẩm, chăn nuôi trâu bò sinh sản, nuôi lợn, gà vịt và trồng rừng kinh tế... ông đã lựa chọn được mô hình để áp dụng, đảm bảo phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt của vùng cao, đó là mô hình trang trại tổng hợp.

Ông Sang vận động vợ con cùng bắt tay vào lập trang trại, bước đầu chưa chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn, nên ông làm thử với diện tích nhỏ. Ông lập lán để ổn định nơi ở, rồi trồng ngô, nuôi gà, nuôi lợn, nuôi ong và trồng ít cây ăn quả. Hiệu quả của cách làm này ngày một cao, thu nhập vụ sau cao hơn vụ trước, ông Sang tiếp tục mở rộng mô hình kinh tế tổng hợp này.

Sau nhiều năm phấn đấu, đến nay gia đình đã có một trang trại tổng hợp với chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, trồng cây ăn quả và trồng cây dược liệu.

Ngoài 2 ha nương ngô, 2 ha ruộng bậc thang sản xuất để có thu nhập thường xuyên, ông còn tích cực phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, gia đình còn trồng trên 2 ha cây thảo quả và 1 ha cây sơn tra.

Nếu như mùa vụ thảo quả năm 2006 thu được 13 triệu đồng, vụ năm 2007 thu đạt gần 20 triệu đồng thì vụ thảo quả vừa qua gia đình ông Sang đã có thu nhập trên 50 triệu đồng. Mật ong cũng là một nguồn thu lớn đối với gia đình, bình quân mỗi lần lấy mật, gia đình ông cũng thu từ 70 đến 80 lít. Tuy cây sơn tra cho thu nhập muộn và hiện mới bắt đầu có nguồn thu, lợi chưa lớn nhưng đây là loại cây lâu năm và cho thu nhập lâu dài, đây sẽ là nguồn thu ổn định đối với gia đình ông.

Từ phát triển kinh tế tổng hợp, hàng năm gia đình ông Sang có thu nhập khoảng gần 100 triệu đồng, nhờ vậy, gia đình ông đã hết đói nghèo, có điều kiện sửa sang nhà cửa khang trang, sạch đẹp, các con có điều kiện học hành. Ngoài ra, gia đình còn mua được xe máy, máy phát điện nhỏ và nhiều tiện nghi sinh hoạt khác như: giường, tủ, ti vi… 

Đất không phụ lòng người, sau nhiều năm lao động cần cù, gia đình ông Hờ A Sang đã trở thành hộ khá giả nhất nhì ở bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha và trở thành tấm gương sáng trong sản xuất cho mọi người cùng noi theo.

Đức Hồng 

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục