Khi thiếu nữ làm dân số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/6/2011 | 9:17:17 AM

YBĐT - “Công việc mới chỉ là bắt đầu, em sẽ phải cố gắng rất nhiều và hy vọng rằng, sự cố gắng ấy sẽ làm cho công tác dân số quê mình ngày càng tốt hơn”, Liên chia sẻ.

Ngày 7 - 8.4.2011, kế hoạch giao trong chiến dịch đợt I về chỉ tiêu đặt vòng là 110 ca/năm, xã An Thịnh đã đạt 90 ca; bao cao su giao 130 ca, đạt 157 ca. Các gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: khám phụ khoa đạt 80 ca, điều trị phụ khoa 162 ca...

Đặc biệt, tình trạng sinh con thứ 3 đã giảm đáng kể: năm 2010, địa phương còn 22 trường hợp sinh con thứ 3 thì đến thời điểm hiện tại, chỉ có 6 trường hợp; các hộ gia đình đã chủ động ký cam kết không sinh con thứ 3 tại các thôn, bản; đưa việc chấp hành nghiêm Pháp lệnh Dân số vào quy ước, hương ước thôn, bản... 

"Tuy mới làm cán bộ chuyên trách được mấy tháng nhưng hiệu quả công việc cô ấy mang lại bằng người ta làm mấy năm" - đó là nhận xét của chị Triệu Thị Huê - cộng tác viên dân số 11 năm của thôn Chè Vè dành cho cô cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình xã An Thịnh (Văn Yên) -  Văn Thị Kim Liên.

Kim Liên sinh năm 1989 trong một gia đình làm nông nghiệp ở thôn  Trung Tâm, xã An Thịnh (Văn Yên). Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Dược tại Nam Định, cô trở về quê hương với công việc đồng áng và trông coi cửa hàng buôn bán dược phẩm cho người bác ở thị trấn Mậu A. Lúc này, xã An Thịnh cũng cần tuyển người có trình độ chuyên môn đảm đương vai trò cán bộ chuyên trách dân số theo tiêu chuẩn mới và Liên đã được tuyển dụng.

“Khi mới nhận công việc, em rất lo lắng vì mình còn trẻ, kinh nghiệm chưa có lại chưa xây dựng gia đình nên việc tuyên truyền, vận động sẽ rất khó khăn. Nhờ các đồng chí trong Đảng ủy, chính quyền và nhất là cô cán bộ chuyên trách trước đây động viên, giúp đỡ nên em đã quyết định đảm nhận vai trò cán bộ chuyên trách dân số xã từ ngày 1.1.2011”.

Từ năm 2010 trở về trước, việc triển khai những đợt triển dịch cũng như hoạt động dân số đến nhân dân ở các thôn, bản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào công giáo (cả xã có 18 thôn và trên 50% dân số là đồng bào công giáo). Các chỉ tiêu tại các đợt chiến dịch không cao, chưa thật chất lượng và An Thịnh luôn là một trong những điểm nóng về tình trạng sinh con thứ ba của huyện.

Mặc dù cán bộ chuyên trách, cộng tác viên phụ trách thôn bản, trưởng các ban, ngành, đoàn thể cùng trưởng thôn, bí thư chi bộ xuống tận hộ gia đình tuyên truyền, vận động song họ chỉ hứa rồi vẫn tái phạm; các gói dịch vụ kết quả thực hiện chưa cao...

Ít ai nghĩ, cô gái có khuôn mặt khả ái, đôi mắt to, nụ cười duyên dáng, nước da trắng bóc, dáng dỏng cao như Kim Liên lại đảm đương công việc một cách hiệu quả so với tuổi và sức vóc của mình. Bởi người làm cán bộ chuyên trách dân số xã không chỉ cần có chuyên môn, nghiệp vụ mà còn đòi hỏi kinh nghiệm sống, uy tín với cộng đồng, lòng nhiệt huyết và sự tận tâm. Nhưng với Liên, mọi việc đều suôn sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thiên - Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Văn Yên cho biết: “Thật bất ngờ, một cô gái trẻ trung đã triển khai và chỉ đạo chiến dịch truyền thông dân số tại xã chưa bao giờ được coi là dễ dàng như An Thịnh lại đạt kết quả ấn tượng đến như vậy!”.

Ngay khi có yêu cầu triển khai chiến dịch truyền thông dân số đợt 1 năm 2011 của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, Liên cùng với Ban chỉ đạo chiến dịch xã An Thịnh nhanh chóng lên kế hoạch, triển khai đến tất cả đội ngũ cộng tác viên, nhân viên y tế, dân số thôn, bản và nhân dân; chủ động tham mưu trực tiếp cho Đảng ủy, chính quyền để có phương pháp chỉ đạo và công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể; các phương tiện truyền thông phải được làm mới...

Khi chưa diễn ra chiến dịch, Liên hiểu rằng, đội ngũ cộng tác viên và các nhóm đối tượng có nguy cơ sinh đẻ cao là rất quan trọng và là yếu tố góp phần làm nên thành công của chiến dịch. Chính vì lẽ đó, cô đã đến từng hộ gia đình cộng tác viên để thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn với công việc của họ đồng thời phối hợp cùng cộng tác viên xuống giám sát trực tiếp tại các hộ, các nhóm đối tượng sinh con một bề.

Bên cạnh đó phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phụ trách các thôn, bản liên hệ chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên, bí thư chi bộ, trưởng thôn để hoạt động truyền thông đạt kết quả tốt; giao chỉ tiêu cụ thể cho từng thôn từ 70% - 75% kế hoạch chiến dịch. Kim Liên đã mạnh dạn trong việc triển khai chiến dịch truyền thông một cách hiệu quả với những tính toán hợp lý chi tiêu trong các hoạt động và sau chiến dịch đều có phần thưởng để khích lệ, động viên những cộng tác viên, nhân viên y tế thôn, bản thực hiện tốt nhiệm vụ.

Bởi thế, kết quả đạt được rất cao trong đợt chiến dịch truyền thông dân số vừa qua là điều không quá bất ngờ đối với cô. Nhưng có lẽ, thành công lớn nhất đối với cô chính là sự tin tưởng, tôn trọng và nhiệt tình ủng hộ của các đồng chí trong cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của đội ngũ những người làm công tác dân số và đặc biệt là của người dân.

Chia tay Liên - một cô gái tuổi đời còn rất trẻ song qua công việc, những tâm sự và nhất là cùng cô xuống các hộ gia đình tuyên truyền trực tiếp, tôi thêm trân trọng, khâm phục hơn những gì mà Liên đã và đang làm. “Công việc mới chỉ là bắt đầu, em sẽ phải cố gắng rất nhiều và hy vọng rằng, sự cố gắng ấy sẽ làm cho công tác dân số quê mình ngày càng tốt hơn”, Liên chia sẻ.

An Nguyên

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục