Làm giàu trên đất khó

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/6/2011 | 8:56:54 AM

YBĐT - Cũng chính rau màu đã đem đến cho gia đình ông Nguyễn Hữu Ghi cuộc sống khá giả, trở thành một trong những nông dân trồng rau có tiếng của xã Y Can.

Ông Ghi chăm sóc diện tích rau màu của gia đình.
Ông Ghi chăm sóc diện tích rau màu của gia đình.

Có đến tận nơi, chứng kiến những gì mắt thấy tai nghe mới thật sự khâm phục ý chí vươn lên làm giàu của ông. Xuất thân từ mảnh đất đồng chiêm trũng của tỉnh Hưng Yên, năm 1985 lên làm công nhân gạch của Hợp tác xã Hạnh Phúc, xã Y Can rồi lập gia đình, lần lượt 4 đứa con ra đời trong thời buổi khó khăn khiến cuộc sống gia đình ông càng thêm phần túng bấn.

Xoay xở đủ nghề, chỗ nào thuê mướn là ông sẵn sàng không kể việc đó khó hay dễ miễn sao có tiền, song cuộc sống cũng vẫn là ăn bữa sáng lo bữa tối. Nhà đông nhân khẩu nhưng ruộng đất ít, làm gì để thoát nghèo luôn là câu hỏi khiến ông trăn trở bao đêm ngày.

Năm 1993 có chủ  trương giao khoán ruộng đất, ông mạnh dạn đấu thầu những diện tích soi bãi ven sông để trồng màu, cộng cả diện tích của gia đình lẫn diện tích đất đấu thầu là 8 sào ruộng. Nung nấu ý chí làm giàu bằng cây rau màu, ông đã lặn lội về tận quê nhà Hưng Yên để học hỏi cách trồng rau.

Sau nhiều ngày mày mò thử nghiệm, những loại rau trái vụ trên những chân ruộng soi bãi, những lứa rau đầu tiên đã bắt đầu bén đất. Tuy nhiên do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên sản lượng rau màu không được như mong muốn. Không thể để công sức đổ xuống sông xuống biển, ông lại lặn lội về quê hai lần rồi ba, bốn lần tiếp sau đó, đồng thời nhờ những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc sản xuất chuyên canh rau màu lên tận nơi giúp đỡ.

Vậy là đất đã không phụ công người, hai sào rau màu trái vụ đã cho năng suất bội thu. Từ thành công bước đầu, ông đã mạnh dạn chuyển đổi những chân ruộng lúa kém năng suất để tập trung để phát triển rau màu, chỉ để lại 2 sào ruộng cấy lúa lấy lương thực.

Khi đã có kinh nghiệm, ông tiếp tục trồng xen canh ngô, khoai sắn, một mặt lấy lương thực để phát triển chăn nuôi, mặt khác khi rau hết vụ, trong lúc trồng vụ mới lại có các cây lương thực khác để gối vụ, như vậy vừa không để phí thời gian đất nghỉ, vừa có lương thực để chăn nuôi. Lúc đầu sản lượng ít thì có thể bán ngay tại xã, khi đã nhiều, ông tìm cách liên hệ các đầu mối bên chợ huyện rồi lân la đến chợ tỉnh tìm thương lái.

Không trồng những gì mà thị trường có, phải trái vụ mới cho lợi nhuận cao. Hơn nữa muốn làm giàu từ rau thì phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc về sản xuất rau an toàn tức là không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong khi trồng rau. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng rau nên sản phẩm rau an toàn của gia đình ông nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường trong tỉnh, trong huyện.

Từ 2 sào thử nghiệm ban đầu, đến nay gia đình ông đã có 7 sào rau màu các loại, mùa nào thức ấy, mỗi năm cung ứng ra thị trường trên 10 tấn rau, màu các loại, trừ chi phí mỗi năm thu lãi khoảng 60 triệu đồng. Chỉ cần nghe đến rau nhà Ghi - Mận (tên vợ), không cần mặc cả, kỳ kèo bao nhiêu cũng hết. Chính bởi vậy mà sản phẩm rau màu của gia đình ông đã được thương lái trong và ngoài tỉnh tin tưởng nhiều năm nay.

“Ngôi nhà mới hoàn thành năm 2008 trị giá gần 400 triệu đồng rồi các vật dụng tiện nghi sinh hoạt đắt tiền cũng từ trồng ra mà có, cả mảnh đất của anh con rể mở hiệu sửa chữa xe máy bạc trăm cũng vậy tất cả là từ cây rau màu”, ông Ghi cho biết.

Với ý chí và nghị lực vươn lên để làm giàu trên vùng đất khó, ông Nguyễn Hữu Ghi đã biến những đồng đất hoang hóa thành hiện thực với mô hình trồng rau an toàn cho thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Thanh Tân

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục