Nhà sáng chế đến từ sân cỏ

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/2/2013 | 9:32:57 AM

YBĐT - Từ nhiều năm nay, người nông dân ở huyện Văn Yên đã biết đến anh Cấn Trọng Đức ở thị trấn Mậu A - cán bộ của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện là người đã sáng chế ra máy băm sắn, giúp nông dân tiết kiệm được thời gian, tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây sắn.

Máy băm sắn Đức Hương được sử dụng rộng rãi trên địa bàn huyện Văn Yên.
Máy băm sắn Đức Hương được sử dụng rộng rãi trên địa bàn huyện Văn Yên.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm cơ khí, từ nhỏ, anh Đức đã được cha mình dạy làm từ những việc nhỏ nhất như phân loại vật liệu đến sản xuất những dụng cụ thô sơ trong cuộc sống hàng ngày. Song với năng khiếu sẵn có và lòng đam mê thể thao, anh quyết định thi vào Trường Đại học Thể dục thể thao. Năm 2000, anh ra trường và về làm huấn luyện viên tại Trung tâm Thể dục thể thao huyện Văn Yên. Công việc chuyên môn bận rộn, anh Đức mải mê với sân cỏ. Những ngày nghỉ cuối tuần ít ỏi, anh tranh thủ phụ giúp gia đình trong công việc của người thợ cơ khí.

Từ khi huyện Văn Yên có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn sản xuất với chế biến, cây sắn đã trở thành cây sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Diện tích trồng sắn của huyện Văn Yên năm 2005 là 4.688ha, năm 2011 tăng lên 6.476ha, sản lượng tăng nhanh từ 110.168 tấn lên 134.059 tấn. Thị trường tiêu thụ sắn không ngừng mở rộng, đặc biệt là mặt hàng sắn khô không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Cũng từ đây, các lò sấy sắn lát khô phát triển mạnh. Tuy nhiên, việc thái sắn thủ công rất vất vả, năng suất lại thấp, không đáp ứng đủ công suất của các lò sấy sắn. Các chủ lò sấy sắn phải thuê lao động băm sắn. Một ngày, một lao động làm cật lực cũng chỉ băm được 500kg sắn tươi, trong khi một mẻ sắn sấy cần khoảng 10 tấn sắn tươi.

Trăn trở trước vất vả của người nông dân, anh quyết tâm chế tạo loại máy băm sắn. Anh đã tranh thủ mọi thời gian để thiết kế, gò, hàn và lắp ráp máy. Sau vài tháng, chiếc máy băm sắn đầu tiên ra đời, song khi áp dụng vào thực tế thì công suất còn quá thấp, chỉ đạt 5 tạ/giờ. Không nản chí, anh tiếp tục mày mò, cải tiến, tham khảo ý kiến của người sử dụng và đem máy xuống các lò sấy sắn chạy thử. Cuối cùng, máy băm sắn ngày một hoàn thiện, tiện dụng hơn.

Đến nay, nông dân nhiều nơi đã biết đến chiếc máy băm sắn của anh Đức với cái tên “Máy băm sắn Đức Hương”, công suất của máy đạt từ 2 - 3 tấn/giờ đối với máy 2 lỗ, 4 - 6 tấn/giờ đối với máy 4 lỗ. Chiếc máy băm sắn không chỉ được bà con tin dùng vì thiết kế bền chắc, gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá thành phù hợp mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một giờ, máy có khả năng thái lát được 2 - 6 tấn sắn tươi/giờ tùy từng loại máy, trong khi một người băm tay làm việc cật lực chỉ đạt 5 tạ/ngày và người sử dụng có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, dày mỏng của lát sắn theo ý muốn.

Chỉ riêng năm 2011, anh đã bán được hơn 200 máy băm sắn. Không chỉ người dân trong tỉnh mà nông dân ở một số tỉnh như: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An… cũng tìm đến đặt hàng. Tiện cho việc giới thiệu sản phẩm, năm 2011, anh đã lập website: www.maybamsan.com với những thông số kỹ thuật về máy, địa chỉ liên hệ cũng như cách thức mua hàng cho những ai có nhu cầu tham khảo. Thông tin khách hàng cũng được anh ghi chép lại cẩn thận, phục vụ cho quá trình theo dõi và bảo hành máy mỗi khi gặp sự cố.

Chị Phạm Thị Quy ở thôn 8, xã Mậu Đông (Văn Yên), một trong những gia đình sử dụng máy băm sắn từ những ngày đầu cho biết: "Gia đình tôi đã làm nghề sấy sắn từ hơn chục năm nay. Ngày trước, khi chưa có máy băm sắn của anh Đức sản xuất, gia đình chỉ đốt lò sấy khoảng 5 tấn sắn tươi thì phải thuê 10 nhân công mỗi ngày mới đủ đốt lò mà vất vả lắm. Từ khi mua máy băm sắn do Xưởng cơ khí Đức Hương sản xuất, tôi chỉ cần thuê 5 nhân công cũng đủ đáp ứng cho 2 lò sấy với công suất 15 tấn sắn tươi/lò. Tôi thấy việc sử dụng máy băm sắn rất tiện dụng, người lao động đỡ vất vả nhiều, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian mà lại đạt năng suất cao".

Năm 2012, sản phẩm máy băm sắn của anh Cấn Trọng Đức đã đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Yên Bái lần thứ V do Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Yên Bái phối hợp với một số cơ quan, đơn vị tổ chức và được bình chọn là sản phẩm nông nghiệp, nông thôn cấp tỉnh Yên Bái năm 2012.

Mọi người có nhu cầu mua máy băm sắn xin liên hệ theo địa chỉ:

Cấn Trọng Đức (hoặc Xưởng cơ khí Đức Hương), số nhà 17, đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Điện thoại: 0977.701.609

Nguyễn Thị Minh Phượng      

Các tin khác
Cụ Hoàng Văn An bên vườn quế được giữ lại để bảo tồn nguồn gen quế Văn Yên.

YBĐT - Đó là cách gọi của người dân đất quế cũng đồng thời biểu thị sự kính trọng đối với cụ Hoàng Văn An, 84 tuổi ở xã Đại Sơn, người được coi như một trong số những “công thần” khai sinh ra “vương quốc quế” Văn Yên.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Thành ủy Yên Bái thăm gia đình ông Đỗ Quang Đắc.

YBĐT - Chúng tôi gặp ông Đỗ Quang Đắc - người giáo dân tiêu biểu đồng thời là Tổ trưởng tổ nhân dân số 38, phố Hồng Tiến, phường Hồng Hà (thành phố Yên Bái) trong những ngày đầu năm mới 2013.

Ông Giàng A Vư chăm sóc đàn trâu.

YBĐT - Sống ở nơi non cao, người Mông xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (Yên Bái) vượt qua được đói nghèo đã khó, làm giàu được trên mảnh đất ấy lại càng khó hơn. Câu chuyện về đảng viên Giàng A Vư ở thôn Nà Nọi giúp bao người thoát khỏi cảnh nghèo đã đưa tôi đến với Sùng Đô...

Chị Phạm Thị Bảo đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

YBĐT - “Không ai xứng đáng hơn chị” - đó là câu nói của rất nhiều đồng nghiệp khi chị Phạm Thị Bảo bước lên bục danh dự nhận Huân chương. Phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước dành cho chị hôm nay thật xứng đáng với những cống hiến và đóng góp của chị suốt cuộc đời công tác trong ngành ngân hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục