Bí thư đoàn xã năng động

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/2/2013 | 9:33:00 AM

YBĐT - Đó là anh Hà Văn Hưng - Bí thư Đoàn xã Sơn Lương (Văn Chấn). Không chỉ đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, anh còn có nhiều sáng kiến tập hợp thanh niên xã làm nhiều mô hình kinh tế, đem lại việc làm, xóa nghèo cho thanh niên nông thôn.

Mô hình nuôi chim bồ câu của anh Hà Văn Hưng bước đầu đem lại hiệu quả.
Mô hình nuôi chim bồ câu của anh Hà Văn Hưng bước đầu đem lại hiệu quả.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của một quân nhân, Hà Văn Hưng về quê lấy vợ và lập nghiệp từ mảnh đất đồi rừng 0,2ha bố mẹ anh cho khi vợ chồng ra ở riêng. Đồng đất Sơn Lương vốn không màu mỡ như vùng đồng bằng, anh xác định, nếu chỉ trông vào làm ruộng hay trồng rừng thì may cũng chỉ đủ ăn, sau này con cái lớn lên rất khó lo cho chúng học tập.

Trăn trở nhiều, đi nhiều nơi, tìm hiểu đủ cách làm kinh tế, anh nhận thấy, với diện tích đất rừng ít ỏi khó có thể trồng rừng kinh tế, làm giàu. Hướng làm kinh tế phù hợp nhất với điều kiện của Hưng là chăn nuôi. Năm 2005, Hưng bắt tay cải tạo mảnh đất của mình, biến nó thành một trang trại chăn nuôi lợn kết hợp thả cá.

Từ những lứa lợn đầu vài chục con xuất chuồng, Hưng tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng quy mô. Năm 2012, anh xuất lứa nhiều nhất 120 con, thu lãi trên 40 triệu đồng.

Anh chia sẻ: Trước khi làm gì đó cần phải có ý chí, quyết tâm cao. Đối với việc chăn nuôi lợn, cần phải tìm hiểu kỹ phương pháp phòng, trị bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi, nếu để xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại sẽ rất nặng, rất khó khôi phục. Hiện nay, bên cạnh duy trì chăn nuôi lợn, Hưng tiếp tục thử nghiệm nuôi chim bồ câu, nuôi thỏ… bước đầu đem lại hiệu quả.

Là Bí thư Đoàn xã, Hưng không chỉ vươn lên làm giàu cho bản thân, anh còn có nhiều sáng kiến tập hợp thanh niên, xây dựng các mô hình làm kinh tế giúp đoàn viên thoát nghèo. Hưng cho biết, khó nhất với thanh niên hiện nay là vấn đề việc làm.

Anh luôn tự đặt cho mình câu hỏi, khu vực nông thôn đất đai rộng lớn nhưng tại sao thanh niên vẫn thất nghiệp? Suy từ bản thân, Hưng rút ra một điều và có thể coi đó là câu trả lời. Thanh niên nông thôn thiếu một thứ quan trọng, đó là nghề. Suy cho cùng, chúng ta phấn đấu, học tập không chỉ trang bị cho mình kiến thức, mục đích cuối cùng là trang bị cho bản thân một cái nghề.

Thanh niên nông thôn phần lớn mới tốt nghiệp trung học cơ cở, chưa qua bất kỳ lớp đào tạo nghề nào, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất nghiệp - Hưng tâm sự. Tìm được nút thắt đó, Hưng hiểu rằng, để gỡ khó cho thanh niên thì phải bắt đầu từ đây.

Qua các chương trình phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện, Hưng vận động thanh niên tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn như: sửa chữa máy nông cụ, trồng nấm rơm, chăn nuôi, trồng chè… Đồng thời, qua nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều thanh niên đã có vốn để phát triển sản xuất.

Tâm sự trong những ngày đầu xuân, Hà Văn Hưng cho biết: Với 456 đoàn viên, thanh niên, đây là lực lượng nòng cốt trong các phong trào phát triển kinh tế ở địa phương. Thu hút, tập hợp thanh niên tham gia các hoạt động kinh tế sẽ góp phần giảm tệ nạn xã hội. Trong năm 2013, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng nhiều mô hình kinh tế cho thanh niên, lấy đó làm mô hình điểm để nhân rộng.

Anh Dũng

Các tin khác
Bác sỹ Lê Thị Hồng Vân trong giờ làm việc tại phòng xét nghiệm.

YBĐT - Đó là bác sỹ Lê Thị Hồng Vân - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái. Ở cương vị công tác nào, chị cũng luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống và những cám dỗ vật chất để tâm huyết với công việc nghiên cứu khoa học. Chị luôn được đồng nghiệp coi là tấm gương để noi theo.

Anh Hà Sông Thao hướng dẫn nông dân cách làm đất.

YBĐT - Sự nhiệt tình, nhanh nhạy và đầy nhiệt huyết với dân bản của Hà Sông Thao xứng đáng là khuyến nông viên cơ sở được dân mến, dân yêu.

Máy bừa mini có thể vừa cày bừa ruộng vừa cày bừa vườn đồi.

YBĐT - Vốn là một nông dân cần cù, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ông Đinh Công Khánh ở thôn Bảo Yên, xã Minh Bảo (thành phố Yên Bái) không khỏi trăn trở khi thấy mỗi mùa vụ, gia đình phải bỏ ra hàng trăm nghìn đồng để thuê máy cày, bừa về cày ruộng. Chính từ trăn trở đó, ông Khánh đã tìm tòi và sáng tạo ra máy cày, bừa mini phù hợp với đồng đất địa phương.

Ông Tiến chăm sóc đàn lợn rừng.

YBĐT - Vốn là một người lính biên phòng, năm 2010 nghỉ chế độ, ông Lê Đình Tiến về với gia đình ở tổ 46, phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái). Niềm đam mê với cây cỏ, động vật, thiên nhiên đã khiến ông Tiến quyết định rời phố vào xã Tân Thịnh mua đất xây dựng mô hình trang trại tổng hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục