Nông dân chế tạo máy cày

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2013 | 2:58:12 PM

YBĐT - Với sự sáng tạo của mình, từ động cơ của những chiếc mô tô bỏ đi anh Bùi Văn Tới đã tạo ra một sản phẩm mới rất hữu ích, góp phần giúp nông dân vùng cao giảm bớt nhân lực, nâng cao năng xuất lao động.

Anh Bùi Văn Tới và chiếc máy cày tự chế.
Anh Bùi Văn Tới và chiếc máy cày tự chế.

Do sinh ra trong một gia đình đông con nên học hết bậc THCS anh Bùi Văn Tới, thôn Trung Tâm, xã Nậm Búng (Văn Chấn) phải ở nhà lao động phụ giúp gia đình. Lúc nông nhàn anh làm nghề sửa xe máy để có thêm thu nhập.

 Những năm gần đây, đồng cỏ bị thu hẹp, do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh trên đàn gia súc nên nhiều hộ không có trâu, bò để cày bừa. Cũng có người tính tới chuyện mua máy cày nhưng máy cày đang bán trên thị trường lại to và quá nặng khó hoạt động trên ruộng bậc thang nhỏ và bờ cao tới 1,5 mét như ở quê mình, do vậy, bà con chủ yếu phải dùng sức người để làm đất.

Thấy nỗi vất vả của người dân, anh Tới đã mày mò chế tạo ra chiếc máy cày nhỏ, với phần thân chắc chắn, gọn nhẹ, 3 bộ bánh phù hợp với từng điều kiện hoạt động: bánh lồng cày, bánh lồng bừa, bánh hơi để di chuyển, cần để lắp lưỡi cày (hoặc bừa) và hệ thống bánh răng giảm tốc, tăng lực cho máy, sau đó gắn động cơ mô tô (tận dụng những chiếc xe tai nạn không đủ điều kiện để tham giao thông).

Vụ hè thu năm 2012, anh đã cho ra đời sản phẩm của mình, chiếc máy cày nhỏ, gọn nhẹ, hoạt động rất hiệu quả trên ruộng bậc thang. Nếu hai người thay nhau điều khiển một ngày máy cày (hoặc bừa) được khoảng 4.000 m2 ruộng và chỉ hết 7 lít xăng.

Thấy máy cày do anh Tới chế tạo phù hợp với ruộng bậc thang vùng cao, nhiều người đã đến xem và đặt làm máy. Hiện nay, anh Tới đã chế tạo thành công 4 máy cày nhỏ đang hoạt động rất hiệu quả ỏ các xã Nậm Búng, Tú Lệ, Phù Nham (Văn Chấn) và Nậm Có (Mù Cang Chải).

Với sự sáng tạo của mình, từ động cơ của những chiếc mô tô bỏ đi anh Bùi Văn Tới đã tạo ra một sản phẩm mới rất hữu ích, góp phần giúp nông dân vùng cao giảm bớt nhân lực, nâng cao năng xuất lao động.

Phạm Pa Ri

Các tin khác
Ông Lẳn chăm sóc đàn lợn nái.

YBĐT - Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về phong trào làm kinh tế giỏi của địa phương, ông Đường Văn Tân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) không ngần ngại dẫn chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế dịch vụ của hội viên Hà Văn Lẳn, Chi hội Hát 1.

Anh Hoàng Đình Toản (đứng giữa) thăm đồng.

YBĐT - Thôn Luất, xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn) có trên 116 hộ với hơn 460 khẩu, 50% dân số là đồng bào dân tộc Tày, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Với trách nhiệm là Trưởng thôn, anh Hoàng Đình Toản đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Mô hình nuôi lợn khép kín của gia đình anh Lê Văn Cược.

YBĐT - Mô hình chăn nuôi lợn của nhà anh Cược là một trong những mô hình điển hình trong thôn Đồng Đầm, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái), được nhiều hộ gia đình đến học hỏi kinh nghiệm. Họ là tấm gương cho những người trẻ trong thôn học tập

Lò Thị Hồng Vân (ở giữa) cùng các sinh viên Nga tại Trường Đại học Bách khoa quốc gia Xanh Petecbua (Ảnh do nhân vật cung cấp).

YBĐT - Sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Tày có truyền thống hiếu học tại thị xã Nghĩa Lộ, năm 2009, Lò Thị Hồng Vân thi đỗ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Với kết quả xuất sắc, sau khi kết thúc năm học thứ nhất, Vân vinh dự được nhận học bổng toàn phần du học tại Liên bang Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục