Gương mặt trí thức tiêu biểu Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/4/2013 | 8:41:05 AM

YBĐT - Với cương vị là Giám đốc Sở Y tế Yên Bái, Chủ tịch Hội Châm cứu tỉnh, Chủ tịch Hội Y tế công cộng tỉnh Yên Bái, bác sĩ chuyên khoa cấp II - Thầy thuốc ưu tú Lường Văn Hom luôn cùng với các đồng nghiệp thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Công tác nghiên cứu khoa học được ông và Ban giám đốc Sở coi là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành y. Ông dành sự quan tâm đặc biệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như trực tiếp nghiên cứu, làm chủ các đề tài, trong đó nhiều đề tài có giá trị, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân địa phương.

Từ năm 2001 đến năm 2010, ông Hom đã dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, làm chủ 3 đề tài, trong đó có 1 đề tài cấp tỉnh: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào Mông ở hai huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”; 2 đề tài cấp ngành: "Đánh giá tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Yên Bái năm 2000 - 2001”, "Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở tỉnh Yên Bái năm 1995 - 2004”.

Các công trình khoa học do ông làm chủ đề tài đã được đăng trên Tạp chí Y học thực hành số 9 năm 2011: "Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”, "Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái"; Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Y Thái Nguyên tập 89, số 1/2/2012 đăng đề tài "Thực trạng bệnh tật của người Mông ở hai huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan".

Công tác nghiên cứu khoa học trong ngành được ông và các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm dành sự quan tâm đặc biệt. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ toàn ngành đã không ngừng phấn đấu học tập, nghiên cứu các đề tài phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hàng năm, Hội đồng Khoa học ngành y tế đều tổ chức hội nghị nghiên cứu khoa học từ 1 đến 2 lần.

Riêng trong năm 2012, đã tổ chức 1 hội nghị khoa học cấp ngành nghiệm thu và phê duyệt 47 đề tài, trong đó có 4 đề tài cấp ngành; tổ chức 1 hội thảo khoa học về chuyên ngành điều dưỡng, có 16 báo cáo khoa học được trình bày với sự tham gia của gần 100 đại biểu. Đến nay, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ đã được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng.

 Hết năm 2012, toàn ngành y tế có  3.229 cán bộ, trong đó có 374 bác sỹ, 19 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 51 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 21 thạc sỹ, đạt tỷ lệ 7,31 bác sỹ/1 vạn dân; dược sỹ đại học 34 người, đạt tỷ lệ 0,44 dược sĩ đại học/1 vạn dân; tỷ lệ xã có bác sỹ đạt 49,44%, bình quân 1 trạm y tế có 5,5 cán bộ; tổng số nhân viên y tế thôn bản là 1.918 người và tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động đạt 99,17%. Đề án “Phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009 - 2015” tiếp tục được thực hiện hiệu quả.

Nhờ đó, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực; dịch bệnh trên địa bàn từng bước được khống chế và đẩy lùi như dịch tay - chân - miệng, dịch dại.

 Đặc biệt, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh trong những năm qua đã có những bước tiến vượt bậc như triển khai thành công Phòng Xét nghiệm phân tử được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện kỹ thuật xác định cúm A/H1N1 trên địa bàn, đạt chuẩn ISOIEC và là một trong những trung tâm y tế dự phòng đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn quốc gia.

Số bệnh nhân sốt rét giảm 24,7% so với cùng kỳ năm trước, không có bệnh nhân chết do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra, tỷ lệ sốt rét/dân số năm 2012 là 0,3%o; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo cân nặng giảm còn 20,85%, suy dinh dưỡng chiều cao là 31,5%; duy trì công tác giảm sinh bền vững, chất lượng dân số ngày một nâng cao. Các chương trình mục tiêu quốc gia y tế khác được triển khai rộng khắp đến thôn bản và đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước.

Nhờ đội ngũ y, bác sỹ có tay nghề cao được đào tạo chuyên khoa nên công tác khám, chữa bệnh bằng các kỹ thuật mới hiện đại đã được áp dụng triển khai trong chẩn đoán và điều trị như chụp cắt lớp, mổ nội soi, chạy thận nhân tạo, mổ Phaco… Đặc biệt, các kỹ thuật mổ nội soi, chụp cắt lớp, mổ chấn thương sọ não, chạy thận nhân tạo năm 2012 đã được đầu tư trang thiết bị và triển khai thành công tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện được 8 kỹ thuật vượt tuyến như thay khớp háng nhân tạo, phẫu thuật chấn thương cột sống… đã giúp cho bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo có điều kiện được chăm sóc tốt hơn. Hàng năm, đã tổ chức khám, chữa bệnh cho hàng triệu lượt người, cứu sống nhiều ca bệnh hiểm nghèo, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ngày càng tăng.

Trong công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, tiếp tục triển khai quy tắc ứng xử tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, tạo được niềm tin trong nhân dân. Đề án cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế đã và đang được triển khai đạt hiệu quả cao.

Công tác xã hội hóa được chỉ đạo triển khai tại tất cả các đơn vị trong ngành, một số đơn vị đã thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu dịch vụ y tế của người bệnh và cải thiện đời sống cho cán bộ; luôn đảm bảo việc cung ứng thuốc cho công tác phòng, chữa bệnh trên địa bàn.

Bên cạnh đó, ngành thường xuyên làm tốt công tác vận động các nguồn vốn ODA, triển khai có hiệu quả việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Cơ sở vật chất của ngành ngày càng được củng cố, đã khởi công xây dựng Bệnh viện 500 giường, Bệnh viện Lao và bệnh phổi… Về trang thiết bị đã hoàn thành cơ bản dự án nâng cấp trang thiết bị cho 4 bệnh viện thuộc Dự án Ngân hàng Tái thiết Đức.

Ghi nhận những công lao đóng góp trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã trao tặng cho ông Lường Văn Hom nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có 1 Huy chương Vì sự nghiệp khoa học và kỹ thuật và nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt, năm 2012, ông vinh dự được bình chọn và trao tặng danh hiệu “Gương mặt trí thức tiêu biểu Việt Nam”. Đây là động lực để ông và các đồng nghiệp tiếp tục học tập, nghiên cứu nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày một tốt hơn.

Thanh Thế

Các tin khác
Anh Bùi Văn Tới và chiếc máy cày tự chế.

YBĐT - Với sự sáng tạo của mình, từ động cơ của những chiếc mô tô bỏ đi anh Bùi Văn Tới đã tạo ra một sản phẩm mới rất hữu ích, góp phần giúp nông dân vùng cao giảm bớt nhân lực, nâng cao năng xuất lao động.

Ông Lẳn chăm sóc đàn lợn nái.

YBĐT - Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về phong trào làm kinh tế giỏi của địa phương, ông Đường Văn Tân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) không ngần ngại dẫn chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế dịch vụ của hội viên Hà Văn Lẳn, Chi hội Hát 1.

Anh Hoàng Đình Toản (đứng giữa) thăm đồng.

YBĐT - Thôn Luất, xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn) có trên 116 hộ với hơn 460 khẩu, 50% dân số là đồng bào dân tộc Tày, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Với trách nhiệm là Trưởng thôn, anh Hoàng Đình Toản đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Mô hình nuôi lợn khép kín của gia đình anh Lê Văn Cược.

YBĐT - Mô hình chăn nuôi lợn của nhà anh Cược là một trong những mô hình điển hình trong thôn Đồng Đầm, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái), được nhiều hộ gia đình đến học hỏi kinh nghiệm. Họ là tấm gương cho những người trẻ trong thôn học tập

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục