Vượt lên tuổi tác

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/6/2013 | 8:46:51 AM

YBĐT - Những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) làm tốt các phong trào chăm sóc hội viên, vận động hội viên chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực cùng con cháu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Hội viên Nguyễn Ngọc Việt kiểm tra sâu bệnh hại cam.
Hội viên Nguyễn Ngọc Việt kiểm tra sâu bệnh hại cam.

Có sự quan tâm của Ban đại diện Hội NCT cấp trên và Đảng ủy, chính quyền địa phương, Hội NCT xã đã có điều kiện thuận lợi chăm lo đời sống tinh thần, đời sống vật chất cho hội viên. Năm 2012, Hội đã phối hợp làm hồ sơ hưởng bảo trợ xã hội cho các hội viên trên 80 tuổi, nâng tổng số hội viên được hưởng bảo trợ trong xã lên 119 cụ. Hội còn tổ chức mừng thọ, khuyến khích tinh thần sống vui, sống khỏe cho 107 cụ; thăm, tặng quà hội viên nghèo, cô đơn, ốm đau, hội viên gia đình chính sách; thăm viếng, động viên gia đình có hội viên NCT qua đời… với tổng số tiền quà lên đến trên 20 triệu đồng. Hội còn tổ chức khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho 460 lượt hội viên và nhiều chương trình khác.

Đi đôi với công tác quan tâm, chăm lo đời sống hội viên, Hội luôn chú trọng vận động hội viên phát huy vai trò gương mẫu trong phát triển kinh tế. Năm 2012, Hội đã tham gia trồng trên 10.000 cây phân tán như quế, mỡ tại đường làng ngõ xóm, xung quanh nhà trường, nhà văn hóa thôn… và cùng với các gia đình trồng được 4,5ha rừng kinh tế. Nhiều hội viên vượt lên khó khăn của tuổi tác, mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện của gia đình cho thu nhập khá, điển hình là mô hình trồng cam của hội viên Nguyễn Ngọc Việt ở Chi hội Thắm.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam bạt ngàn của gia đình, ông Việt bộc bạch: “Có giỏi gì đâu, mới đầu mình nghĩ tuổi già thường xuyên ốm đau, vì vậy còn chút sức lực thì cố gắng làm để có thêm đồng ra đồng vào, không phải phụ thuộc con cháu. Qua vài năm trồng thử nghiệm, thu hoạch thấy mang lại lợi nhuận mà công việc cũng không quá vất vả, lại phù hợp với tuổi già nên mỗi năm, ngoài chăm sóc, hai vợ chồng mở rộng thêm diện tích. Hiện nay, tôi có trên 5.000 gốc cam, trong đó có khoảng 3.000 gốc là giống mới, bình quân mỗi vụ cho thu hoạch từ 40 đến 50 tấn quả”.

Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, tìm mua những loại giống mới có năng suất, chất lượng về trồng, đến nay, với sản lượng 40 - 50 tấn mỗi năm, gia đình ông Việt thu về hàng tỷ đồng, trừ chi phí có lãi từ 500 - 600 triệu đồng/vụ. Không chỉ vậy, với bề dày kinh nghiệm đúc kết được trong nhiều năm, ông Việt còn hướng dẫn cho nhân dân trong vùng cách xác định thổ nhưỡng phù hợp với cây họ cam và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt, bưởi, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, kết trái, quả còn non để đảm bảo không ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng.

Khác với ông Việt, ông Hà Văn Hổ - Chủ tịch Hội NCT xã có mô hình nuôi lợn rừng. Sau 3 năm chăn nuôi, học hỏi kinh nghiệm, cuối năm 2012, mô hình lợn rừng của ông Hổ đã cho thu về trên 30 triệu đồng và hiện đàn lợn rừng giống của gia đình vẫn còn 18 con. Chăn nuôi lợn rừng không phụ thuộc vào chất đất, khí hậu, thời tiết, không đòi hỏi mặt bằng diện tích rộng như trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả nên mô hình chăn nuôi lợn rừng của ông Hổ cũng đang được nhiều nông dân trong và ngoài xã tham quan, học hỏi.

Bên cạnh đó, còn nhiều hội viên khác cũng chọn cho mình một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình, mang lại nguồn thu nhập ổn định như mô hình trồng tre măng Bát Độ của hội viên Hoàng Hữu Hương ở Chi hội thôn Dạ…

Với những cố gắng và tinh thần trách nhiệm của từng hội viên, hàng năm, Hội NCT xã Thượng Bằng La đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Về phát triển kinh tế, Hội đã có nhiều hội viên có các mô hình kinh tế phát triển, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Qua đó, không chỉ góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo ở địa phương mà mỗi hội viên NCT còn là một tấm gương lao động, sản xuất giỏi cho con cháu và nhân dân trong xã học tập.

A Mua

Các tin khác
Lý Thị Hoàn (thứ hai, phải sang) trao đổi bài với các bạn.

YBĐT - Với sự nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, em Lý Thị Hoàn, dân tộc Xa Phó, học sinh lớp 12C, Trường phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng trong học tập, được thầy cô và bạn bè khen ngợi.

Nhà báo Bội Đông cần mẫn viết.

YBĐT - Ấy là anh Bội Đông, nguyên phóng viên Đài phát thanh khu tự trị Tây Bắc. Anh đã có nhiều bài ký hay, được anh em khen ngợi, còn được thưởng bài viết hay. Dù đã nghỉ hưu gần hai mươi năm, điều kiện đi cơ sở có hạn anh vẫn viết, viết khá đều đặn, nội dung vẫn mới, sâu sắc.

Ông Mùa A Sử (thứ 3 trái sang) giới thiệu mô hình trồng rừng, phát triển kinh tế của gia đình.

YBĐT - Sau 5 năm chiến đấu trên đất bạn Lào, trở về tham gia công tác tại địa phương đến nay đã gần 40 năm, 18 năm liền, cựu chiến binh (CCB) Mùa A Sử được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Ông là trung tâm đoàn kết, là tấm gương vượt khó, luôn đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần đem lại đổi thay cho thôn Ngọn Lành, xã Nậm Lành (Văn Chấn).

Máy tách hạt ngô giúp tiết kiệm thời gian, giảm công lao động.

YBĐT - Anh Đỗ Xuân Trường, thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) được nhiều người dân trong và ngoài xã biết đến không chỉ là một người nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, là tấm gương điển hình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn có nhiều ý tưởng làm dịch vụ hay. Sở hữu hơn 1 mẫu đất trồng rau màu, cộng thêm 1 chiếc máy tuốt lúa và máy tách hạt ngô, mỗi năm đã đem lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục