Những "bác sỹ" của đồng ruộng

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/6/2013 | 8:42:45 AM

YBĐT - Do đặc thù khí hậu lạnh hơn nên vùng cao Trạm Tấu thường vào vụ muộn so với các địa phương khác trong tỉnh. Ấy vậy mà giữa thời tiết mưa nắng thất thường tháng 6, trên những chân ruộng 1 vụ, nông dân huyện Trạm Tấu đã gieo cấy hơn 90% diện tích; trên ruộng 2 vụ, đã gặt trên 40% diện tích và gặt đến đâu cày bừa luôn đến đó, năng suất ước đạt 45 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 5.200 tấn. Phía sau thành công ấy có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật - những người "bác sĩ" của cây trồng.

Anh Nguyễn Tiến Chinh (thứ 2, trái sang) tại mô hình thử nghiệm cấy lúa SRI.
Anh Nguyễn Tiến Chinh (thứ 2, trái sang) tại mô hình thử nghiệm cấy lúa SRI.

Cơn bão số 2 đổ bộ vào Tây Tây Bắc, Trạm Tấu mưa như trút nước. Giữa trời mưa, cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trạm Tấu vẫn đi thử nghiệm mô hình lúa SRI. Phó trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trạm Tấu - Nguyễn Tiến Chinh "thanh minh" với "nhà đài" là không phải "tranh thủ" trời mưa mới đi thử nghiệm mô hình. Lịch làm việc của các anh đã cố định vào thứ 2, thứ 3 đầu tuần xuống cơ sở nên dù nắng như đổ lửa hay mưa rào, miễn không phải mưa to và bão thì các anh cứ đi.

Đi để xem sâu nào, rầy nào đẻ trứng, bao giờ thì trứng sâu, rầy nở và đó là loại sâu gì để báo cáo  Chi cục rồi tự mình cũng có biện pháp giúp đồng bào diệt sâu từ trong trứng, đảm bảo có mùa vàng bội thu... Lý lẽ rất đơn giản mà chân thật của các anh khiến chúng tôi không khỏi xúc động. Giữa cơn mưa cuối tháng 6, khó lắm chúng tôi mới nhận ra được cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện bởi các anh, các chị đầu đội nón, mặc quần lửng, quàng áo mưa lội ruộng với đồng bào Thái, miệng nói chuyện với khách nhưng mắt không rời hàng lúa cấy "kiểu SRI". Theo các anh, các chị, từ mô hình thử nghiệm này sẽ giúp đồng bào giảm chi phí, dễ dàng phòng trừ sâu bệnh mà năng suất vẫn đảm bảo.

Gia đình chị Hoàng Thị Tiện ở thôn Hát 2, xã Hát Lừu vui ra mặt vì 800m2 ruộng nhà mình được lựa chọn để làm mô hình thử nghiệm. Nụ cười rạng rỡ vì vừa được một vụ lúa bội thu, chị Tiện cho biết: "Mưa nắng đã quen với nhà nông rồi. Mấy cán bộ bảo vệ thực vật về đây suốt cũng quen rồi. Mình thấy bảo ruộng nhà mình được chọn làm mô hình thử nghiệm thì phấn khởi quá, giục con cháu đến gặt hộ. Có cán bộ đến tận ruộng giúp đỡ nên chỉ sáng nay là ruộng này sẽ cấy xong".

Chị Tiện chia sẻ rằng: "Một năm 2 vụ chiêm mùa, lúc nào cũng vui vì khi cấy, khi gặt, khi chăm sóc đều có cán bộ ngành nông nghiệp đến cả. Lúc là cán bộ khuyến nông đến bảo cách cấy, lúc là cán bộ bảo vệ thực vật xuống xem sâu bệnh để giúp cách phòng trừ. Thế mới biết, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đến đồng bào vùng cao. Khi dân làm việc gì là có cán bộ phụ trách mảng ấy về làm cùng. Nay thì ngay cả những người tưởng chỉ biết đến bắt sâu cũng ra ruộng dạy dân cấy theo cách mới để tiết kiệm chi phí, phòng trừ được sâu bệnh dễ dàng hơn".

Vợ chồng chị Lò Thị Dương ở thôn Hát 1 cũng tranh thủ trời mưa ra ruộng be bờ, cắt gốc rạ, làm sạch ruộng để kịp gieo cấy lúa mùa. Chị Dương cho biết: "Nhà có khoảng 10 mảnh ruộng thì gặt được 7 mảnh rồi. Hôm trước, nghe đài báo bão nên gia đình đã chủ động gặt những diện tích gần khe suối, hôm nay lúa đã để dưới sàn, không sợ mất vì bão nữa. Tranh thủ mấy ngày mưa, hai vợ chồng đi làm ruộng để cấy lúa mùa cho kịp khung thời vụ".

Chị Dương còn "khoe" nhà chị là một trong những hộ gia đình hay được cán bộ ngành nông nghiệp đến thăm nhất, khi là cán bộ Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, khi là cán bộ Trạm Khuyến nông. Hay gặp nhất là các anh, các chị ở Trạm Bảo vệ thực vật vì tuần nào họ cũng đi "khám" cho cây lúa, cây ngô, cây hoa màu các loại để giúp gia đình biết cách phòng trừ. Cấy xuống rồi mà không biết cách chăm sóc thì cũng mất mùa thôi nên cán bộ bảo vệ thực vật quan trọng lắm. Anh Lò Văn Hội ở thôn Hát 1 thì ví cán bộ bảo vệ thực vật như một "bác sĩ" chuyên cứu hoa màu khỏi bệnh dịch, vì vậy nhà anh mới có mùa vàng bội thu.

 

Nông dân xã Hát Lừu tích cực thu chiêm làm mùa.

Anh Phạm Minh Tâm - Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Trạm Tấu cười nói: "Cả Trạm có 4 anh em, trong đó có 2 "bông hoa" được ưu tiên phụ trách thị trấn Trạm Tấu, 4 xã khu I gồm Hát Lừu, Bản Công, Xà Hồ, Bản Mù; còn các xã khu 2, khu 3 giao thông đi lại khó khăn hơn thì 2 lãnh đạo "lĩnh trọn". Không có sao vì 20 năm trong nghề, mình cũng đã quen với việc này, không về cơ sở sẽ nhớ". Kỷ niệm nghề với anh Tâm đó là những ngày tháng “3 cùng” với dân ở thôn bản, lâu thì 10 ngày, nhanh cũng phải 2, 3 ngày.

Còn đi theo các "chiến dịch" của huyện thì không kể thời gian, xong mới được về. Gần đây nhất là "chiến dịch" của huyện Trạm Tấu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng ngô 2 vụ ở Pá Hu, cán bộ bảo vệ thực vật cùng cán bộ khuyến nông, cán bộ Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng "cắm" luôn ở đó cả tháng. Vậy là do đặc thù vùng cao, cán bộ nông nghiệp như "người một nhà", gắn bó với nhau nên càng có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, giúp "mặt trận hàng đầu" trong nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo của huyện luôn đạt thành tích cao, năm sau cho năng suất, sản lượng cao hơn năm trước.

Với Nguyễn Tiến Chinh cũng vậy, cuộc sống, công việc của anh gắn liền với cây lúa, cây ngô trên đồng đất vùng cao. Anh còn nhớ, năm 2003 vừa ra trường, anh về vùng cao Trạm Tấu công tác. Những ngày đầu tiên ấy, anh được phân công về Tà Xi Láng giúp dân gieo trồng và chăm sóc đậu tương - một loại cây "lạ" với đồng bào lúc đó. Ngôn ngữ bất đồng, kinh nghiệm còn thiếu làm anh chật vật. Bằng nỗ lực của bản thân cùng trợ giúp của đồng nghiệp, mùa đậu tương đầu tiên trên đất đồi Tà Xi Láng cũng tương đối thành công. Bây giờ, cây đậu tương đã trở nên thân quen hơn với đồng bào nơi đây. Anh Chinh tâm sự: "Sau chuyến đi ấy, mình quyết định phải học tiếng Mông và bây giờ đã vô tư về cơ sở mà không cần "phiên dịch" nữa rồi”.

Trạm Tấu lại tất bật cho một vụ mùa mới. Những người "bác sĩ" của đồng ruộng cũng đang xắn quần cùng đồng bào vùng cao làm nên những mùa vàng bội thu.

Phương Thùy -Đinh Phú

Các tin khác
Hội viên Nguyễn Ngọc Việt kiểm tra sâu bệnh hại cam.

YBĐT - Những năm qua, Hội Người cao tuổi (NCT) xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) làm tốt các phong trào chăm sóc hội viên, vận động hội viên chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực cùng con cháu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Lý Thị Hoàn (thứ hai, phải sang) trao đổi bài với các bạn.

YBĐT - Với sự nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, em Lý Thị Hoàn, dân tộc Xa Phó, học sinh lớp 12C, Trường phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng trong học tập, được thầy cô và bạn bè khen ngợi.

Nhà báo Bội Đông cần mẫn viết.

YBĐT - Ấy là anh Bội Đông, nguyên phóng viên Đài phát thanh khu tự trị Tây Bắc. Anh đã có nhiều bài ký hay, được anh em khen ngợi, còn được thưởng bài viết hay. Dù đã nghỉ hưu gần hai mươi năm, điều kiện đi cơ sở có hạn anh vẫn viết, viết khá đều đặn, nội dung vẫn mới, sâu sắc.

Ông Mùa A Sử (thứ 3 trái sang) giới thiệu mô hình trồng rừng, phát triển kinh tế của gia đình.

YBĐT - Sau 5 năm chiến đấu trên đất bạn Lào, trở về tham gia công tác tại địa phương đến nay đã gần 40 năm, 18 năm liền, cựu chiến binh (CCB) Mùa A Sử được tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Ông là trung tâm đoàn kết, là tấm gương vượt khó, luôn đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần đem lại đổi thay cho thôn Ngọn Lành, xã Nậm Lành (Văn Chấn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục