Con chữ nơi bản nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/5/2010 | 2:45:37 PM

YBĐT - Trong bản chỉ cần có một đám cỗ là tất cả lũ trẻ lại bỏ học. Những ngày mưa hay vào mùa giáp hạt lớp học chỉ có vài em, đó là thực trạng của điểm trường Khe Mạ, thuộc Trường tiểu học và trung học cơ sở Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái).

Triệu Thị Kậy - nhân viên trợ giảng tích cực ở điểm trường Khe Mạ.
Triệu Thị Kậy - nhân viên trợ giảng tích cực ở điểm trường Khe Mạ.

Đói phải hỏi cơm...

Theo cô giáo Đoàn Thị Thảo - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Tô Mậu, chúng tôi vượt dốc Thắm theo tuyến đường Lục Yên - Khánh Hòa đến điểm trường Khe Mạ. Điểm trường là một dãy nhà cấp IV với 5 phòng học nằm cheo leo giữa lưng chừng đồi, cô Thảo cho biết: "Đây là điểm trường khó khăn nhất trong 3 điểm trường ở Tô Mậu. Điểm trường Khe Mạ thu hút học sinh ở 3 thôn, bản, toàn bộ là người dân tộc Dao. Cuộc sống của người dân khó khăn nên việc vận động các em đến lớp duy trì sỹ số cũng không hề đơn giản".

-Lớp hôm nay vắng mấy em hả cô? Cô Thảo cất lời.

-Lớp hôm nay vắng 5 em, chị ạ. Mấy hôm trước trời mưa nên lớp vắng nhiều lắm! Cô Vũ Thị Kim Linh - Chủ nhiệm lớp 1C buồn bã đáp lời.

Vẫn cùng một câu hỏi đó, lần lượt đi các lớp và vẫn là những con số vắng mặt khiến tôi phải ngạc nhiên (vắng 6, 7...). Cô giáo Lương Thị Ngụy tâm sự: "Buồn lắm anh ạ. Hơn 20 năm qua tôi gắn bó ở đây chưa một buổi nào lớp đủ sỹ số. Cũng tại cuộc sống của người dân nơi đây quá khó khăn.

Hiện nay điểm trường Khe Mạ có 5 lớp học (từ lớp 1 đến lớp 5) với 114 học sinh. Đây là vùng khó khăn nhất trong huyện. Ngày thường cũng có tới 30 em nghỉ học, còn ngày mưa, vào mùa giáp hạt số học sinh ở Khe Mạ nghỉ học cũng tới khoảng 50 em. Khi cái ăn không đủ, không chỉ việc học của trẻ mà nhiều vấn đề xã hội khác cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Chắc rằng người dân cũng đã phần nào nhận ra sự cần thiết của "cái" chữ, nhưng cuộc sống của họ còn bị ghìm quá chặt bởi việc lo cho từng bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, học sinh nghỉ học không chỉ vì nguyên nhân nghèo đói mà tình trạng này còn là do những tập tục lạc hậu của cộng đồng. Vì quá khó khăn, mà nhiều năm qua chất lượng giáo dục ở đây rất thấp. Năm học 2009 vừa qua, học sinh học lực khá chỉ chiếm gần 10%, còn lại là học sinh trung bình và yếu kém, không có học sinh giỏi, quả là một con số đáng buồn.

Nghĩa tình Khe Mạ

Khó khăn là thế nhưng tất cả giáo viên, những ai đã đến và gắn bó với Khe Mạ đều mang trong mình những kỷ niệm không thể quên. Tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm năm 1998, cô giáo Đoàn Thị Thảo đã tình nguyện về Lục Yên và gắn bó với Khe Mạ. Ký ức ngày đầu đến điểm trường của cô là những giọt nước mắt xót xa: "Buổi đầu lên lớp, trời rét căm căm nhìn thấy các em mặc phong phanh một áo, mặt mày tím tái. Đến trưa nhiều em gục xuống bàn vì đói, lúc đó đứng trên bục giảng mà nước mắt mình cứ rơi. Thương các em, nhưng tất cả đều chung một cảnh ngộ biết giúp ai mặc ai". Cô nghẹn lời khi nhớ lại. Không chỉ có vậy, nhiều cô giáo trẻ khi mới tới Khe Mạ đã không khỏi ngỡ ngàng khi tất cả các em học sinh lên lớp mà không hề có sách, vở, bút, mực...: "Vào lớp kiểm tra sách, vở của các em, cả lớp không hề có một quyển. Lúc đó mình thật sự bối rối. Đến trưa vì đói nên các em cứ lẳng lặng ra về. Nhìn các em tự ra khỏi lớp, mình chỉ biết khóc" - cô giáo Lê Thị Thanh Tuyền tâm sự. Kỷ niệm với các cô còn là những lần cắt tóc, rửa mặt chân tay... cho học sinh với tình thương yêu đùm bọc những con người có cuộc sống khó khăn, vì tình yêu nghề nghiệp. Chính những tình cảm đó đã giúp các cô vượt qua tất cả, giành chọn tâm huyết và nghị lực cho con chữ nơi bản nghèo.

Theo cô Thảo, những năm gần đây, nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của giáo viên mà ở Khe Mạ không còn tình trạng học sinh bỏ học, tỉ lệ chuyên cần ngày càng nâng lên. Để có được sách, vở, bút, mực và quần áo cho các em, các cô lại lặn lội tới điểm trường chính quyên góp từng quyển vở, manh áo để mang về Khe Mạ: "Nhìn thấy các em tíu tít bên những bộ quần áo hay những quyển vở mà mình quyên góp được lòng chúng tôi vui lắm. Gắn bó ở đây chúng tôi luôn coi các em như con mình vậy!" - cô Thảo tâm sự.

Chia tay Khe Mạ, chúng tôi mong rằng các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện xây dựng nhà công vụ cho giáo viên tại Khe Mạ để các cô giáo có điều kiện được gần gũi với bà con, để có nhiều thời gian vào bản vận động các em ra lớp.

Triệu Huấn

Các tin khác
Yên Bình nơi tập kết của nhiều thuyền chài, có sử dụng
nhiều kích điện bằng đầu “nổ”.

YBĐT - Vài năm trở lại đây, cứ vào mùa nước cạn, người dân ở nhiều nơi lại đổ về hồ Thác Bà đánh bắt cá, đặc biệt nghiêm trọng là họ sử dụng các phương tiện hủy diệt nguồn thủy sản trên hồ. Những người dân sống ở khu vực quanh hồ Thác Bà nói rằng, chỉ vài năm nữa nguồn thủy sản vùng hồ sẽ cạn kiệt...

YBĐT- Một con đèo nổi tiếng góp phần dệt nên huyền thoại Điện Biên Phủ mà chỉ được ghi danh qua những tấm biển chỉ đường thì quả là không xứng với tầm vóc lịch sử của nó! Chợt nghĩ, nếu ở đoạn bằng phẳng, rộng rãi nơi ngã ba gần đỉnh đèo có một tượng đài hay một tấm biển lớn “trích ngang” lịch sử đèo Lũng Lô để mọi người qua đây nghỉ chân chiêm ngưỡng sẽ thật ý nghĩa biết bao...

Những nương chè được chăm sóc, thu hái vẫn xanh tốt.

YBĐT - Những năm 90 của thế kỷ trước, vùng chè Văn Hưng - Yên Bình được ví như là “biểu tượng” của vùng chè Yên Bái, bởi những nương chè được trồng bài bản và đạt năng suất cao. Cũng tại nơi đây có nhà máy chè được đón nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Ấy vậy mà hôm nay, đến vùng chè này man mác một nỗi xót xa, hàng chục ha chè bỏ hoang, người làm chè không còn mặn mà với chè nữa.

Trường THCS xã Chế Tạo ngày càng có nhiều học sinh nữ đến lớp. (Ảnh: Thanh Hương)

YBĐT - Là huyện vùng cao phía Tây của tỉnh Yên Bái, cái tên Mù Cang Chải đã phần nào gợi cảm giác điệp trùng, chon von như mây núi và gập ghềnh như qua mỗi con suối, dòng khe...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục