Những "con đường" rời non, bỏ xứ

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/10/2012 | 3:54:43 PM

YBĐT - Trong số khoảng 100 phụ nữ người Mông ở Mù Cang Chải đi khỏi địa phương rất ít người trở về. Những người ở nhà hầu như không biết gì về nơi ăn, chốn ở của họ.

Những kẻ buôn bán phụ nữ và trẻ em bị đưa ra xét xử trước pháp luật. Ảnh: Phiên tòa xét xử vụ án buôn bán phụ nữ và trẻ em ở huyện Lục Yên thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân.
Những kẻ buôn bán phụ nữ và trẻ em bị đưa ra xét xử trước pháp luật. Ảnh: Phiên tòa xét xử vụ án buôn bán phụ nữ và trẻ em ở huyện Lục Yên thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân.

Một vài chị em rời quê, bỏ xứ  điện về nói đã sang Trung Quốc làm vợ, một số nói sang làm ăn, sinh sống. Song, dù với bất cứ lý do gì, đây cũng là một hiện tượng xã hội rất đáng lo ngại, đang đặt lên vai chính quyền, cơ quan pháp luật, xã hội, gia đình những trách nhiệm nặng nề…

Thào A Chù ở bản Khao Mang, xã Khao Mang thần người khi chúng tôi gợi chuyện. Sớm ấy, như mọi ngày, vợ anh - Giàng Thị Tống, con gái - Giàng Thị Tình đi nương. Chù bặt tin từ đó. Khi đi, Tống 35 tuổi, Tình 12 tuổi. Chù cho biết, trong những phụ nữ ở bản mang con gái rời quê năm ngoái còn có Giàng Thị Tồng 30 tuổi, con gái Giàng Thị Ganh 12 tuổi.

So với gia đình khác, Thào A Chù hạnh phúc hơn vì qua tin bắn biết vợ con mình ở Trung Quốc. "Làm gì anh biết không?" - tôi hỏi. Chù thẫn thờ: "Biết đâu mà!". Anh Vàng A Trừ - Trưởng Công an xã ghi nhận: năm 2011 còn hai trường hợp nữa là Sùng Thị Chay, 25 tuổi; Sùng Thị Chè, 17 tuổi. 9 tháng năm 2012 thêm 4 trường hợp: Lý Thị Ca, 18 tuổi; Lù Thị Sua, 18 tuổi cùng ở bản HángBlaha A; Hờ Thị Sông, 21 tuổi ở bản Háng Tráng Lừ; Lù Thị Súa, 15 tuổi ở bản HángBlaha A.

Tính gộp, tới nay Khao Mang có 18 phụ nữ có chồng, chưa chồng và trẻ em gái đi khỏi địa bàn, một số đã xác định là đi Trung Quốc, còn lại là nghi vấn. Trong số xác định đi Trung Quốc có Thào Thị Sa, cô này đã gửi ảnh chồng con xứ người về nhà. Còn nữa, trường hợp Lý Thị Dinh đi Trung Quốc làm ăn. Dinh đã trở về nhà rồi đưa mẹ là Lý Thị Pua sang theo.

Đem những thông tin ở Khao Mang tới Lao Chải, Phó trưởng Công an xã Lý A Tính thống kê: bản Cồ Dề Seng A có Giàng Thị Dua, Giàng Thị Phếnh, Giàng Thị Dâu, Giàng Thị Chu, Giàng Thị Dê; Hồng Nhì Pá có Giàng Thị Cầu. Phếnh và Dua đã xác định chính xác là đi Trung Quốc làm ăn, mới về tháng trước... Khi làm việc, Lý A Tính nói chưa thống kê hết.

Anh rằng: "Không chỉ Lao Chải đâu, con gái Mông nhiều cô khổ quá, chồng chẳng chịu làm, chỉ uống rượu thôi. Uống rượu vào đánh vợ, vợ nó khổ quá thì đi thôi!".Tính đưa ra ví dụ nhà này, nhà kia và có xác nhận bằng đầu của mấy cán bộ xã, thôn bản quanh bàn làm việc.

 

Đồng chí Vàng A Trừ - Trưởng Công an xã Khao Mang (phải) động viên gia đình có thân nhân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

Quả là có khó khăn kinh tế, có rượu chè, bạo hành nhưng không phải chị em nào cũng phá rào rời quê, bỏ xứ. Chị Giàng Thị Xá - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Khao Mang nói một ý chân chất: "Đàn ông hay dụ dỗ chị em". Đại ý là phụ nữ Mông nhiều người nhẹ dạ, tin người, khi có người dụ dỗ đi chơi, đi làm ăn là tin ngay".

Thiếu tá Lý Thị Cung - Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải:

 

 "Tổ chức tốt các đợt phát động phong trào tập trung, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tố giác tội phạm; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả".

Chị Giàng Thị Xá - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Khao Mang:


"Tuyên truyền cho chị em hiểu nhưng phải tuyên truyền mạnh cho nam giới. Chồng phải chịu khó làm việc giúp vợ, bớt rượu chè. Đàn ông phải hiểu pháp luật đừng dụ dỗ, lừa bán chị em!".

Như Lù Thị Súa ở bản Háng Blaha B, Súa đang chăn trâu, một thanh niên lân la, sau thăm nhà xin đưa cô về ra mắt. Gia đình đồng ý, từ đó bặt tin con. Thiếu tá Lý Thị Cung - Phó trưởng Công an huyện là người dân tộc Mông, chị hiểu sâu sắc cái thiệt của chị em đồng bào mình: "Phụ nữ Mông lam lũ, phần đông ít hiểu biết dễ bị dụ dỗ do hoàn cảnh, không nhận thức hết các mối nguy hiểm có thể xảy ra nên có người còn tự nguyện để người khác môi giới đưa mình sang Trung Quốc".

Gộp những lý do trên, câu hỏi ở đây là tại sao số phụ nữ người Mông đi khỏi địa bàn, bao gồm nghi lừa bán, đi Trung Quốc làm ăn (!?)... mấy năm qua tăng nhanh đến thế? Chuyện ngắn, chuyện dài mới ngẫm ra rằng, đối tượng xấu rất bài bản, tinh vi, không chỉ lợi dụng sự nhẹ dạ, hoàn cảnh mà lợi dụng chính phong tục của đồng bào.

Người Mông ta có tục "cướp vợ". Thời hiện đại, cô gái khi đồng ý tự mình theo chàng trai về nhà làm vợ, nhà bên kia sẽ báo cho nhà gái để ba ngày sau sang đặt lễ hỏi. Trong số chị em người Mông đi khỏi địa bàn, bị lừa bán, sang Trung Quốc, hoặc diện nghi vấn nhiều người đã bị kẻ xấu lợi dụng như thế...

Dù được sự giúp đỡ của Công an huyện, Công an xã Lao Chải nhưng chúng tôi vẫn chưa gặp được Giàng Thị Phếnh và Giàng Thị Dua từ Trung Quốc trở về. Phếnh và Dua đi nương? Đi chơi? Giúp việc nhà đang mùa gặt?... Tạm gác, tôi chú ý tới vụ việc gây không ít khó khăn cho cơ quan pháp luật.

Tóm tắt: vào khoảng tháng 10/2011 Giàng A Chầu, sinh năm 1990, trú tại bản Nả Dề Thàng khai nhận lừa hai phụ nữ là Giàng Thị Xử và Giàng Thị Dà sang Trung Quốc bán cho một người không biết tên nhưng cơ quan pháp luật tạm "bó tay" vì đó là lời khai một chiều, chưa đủ điều kiện để xử lý.

Do vậy, cơ quan cảnh sát điều tra triệu tập và củng cố hồ sơ đưa Chầu vào diện quản lý, tiếp tục theo dõi. Sẽ không có gì xảy ra, nếu Giàng Thị Xử và Giàng Thị Dà không từ Trung Quốc về trình báo trước cơ quan pháp luật về hành vi phạm tội của tên Chầu. Tuy nhiên, y đã nhanh chân bỏ trốn khỏi địa bàn trước khi hai cô này kịp về tới địa phương.

Đó là việc hy hữu trong bộn bề công việc mà chính quyền, cơ quan pháp luật địa phương đã và đang kiên trì cùng với các cấp, các ngành đấu tranh, ổn định tình hình Nó cũng cho thấy tính phức tạp, sự khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm mua bán người.

Tổng hợp tình hình: từ năm 2009 tới nay, cơ quan công an huyện đã bắt, khởi tố và chuyển cơ quan pháp luật cấp trên thụ lý 2 vụ, 6 đối tượng. Mới nhất, tháng 6/2012 đã giải cứu 5 phụ nữ bị lừa đang trên đường sang Trung Quốc. Hiện nay, một số chuyên án cơ quan cảnh sát điều tra đang thực hiện.

Nhóm P.V Nội chính

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục