Trăn trở Nghĩa Lợi

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/10/2012 | 8:56:53 AM

YBĐT - Cách trung tâm thị xã chưa đầy 1km, cách chợ nông sản Nghĩa Lộ gần 100 mét nhưng xã Nghĩa Lợi lại là xã nghèo của thị xã Nghĩa Lộ. “Thứ hạng” này đã đeo bám người Nghĩa Lợi nhiều năm nay, trăn trở vì sự nghèo.

Mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng các cây rau màu có giá trị kinh tế như cà chua, khoai tây... sẽ là một trong những hướng giúp Nghĩa Lợi bớt nghèo.
Mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng các cây rau màu có giá trị kinh tế như cà chua, khoai tây... sẽ là một trong những hướng giúp Nghĩa Lợi bớt nghèo.

“Hơn một tháng nay, mặc dù ngày nào gia đình tôi cũng đủ ba bữa, song thức ăn thì chẳng có gì toàn măng ớt, muối và rau luộc. Trước khi chưa thu hoạch lúa mùa có nhiều hôm phải ăn cháo. Khổ lắm”. – Anh Lường Văn Hành, 35 tuổi dân tộc Thái ở bản Sang Đốm trả lời khi chúng tôi hỏi về đời sống kinh tế của gia đình như vậy.

Năm 2002, anh Lường Văn Hành lấy vợ sinh được bốn người con. Kinh tế gia đình khó khăn, các con của anh không được học hành chu đáo, hai đứa nhỏ ở nhà chứ không đi mẫu giáo với chúng bạn cùng trang lứa… Anh Hành kể “Sau khi bán lợn lấy tiền mua sắm Tết và trả nợ, đến nay tôi vẫn chưa mua nổi con giống…700m2 ruộng do thiếu nước cũng chỉ thu hoạch được vài bao”. Đời sống khó khăn, anh Hành đã phải sang tỉnh Sơn La phụ vữa lấy tiền đong gạo. Chỉ vào mấy bao thóc ở góc nhà, anh nói: “Hiện lương thực của gia đình tôi phụ thuộc vào số thóc này nhưng chắc cũng kéo dài được khoảng hai tháng”.  Đường đến nhà trưởng bản Sang Đốm thật khó đi. Mặt đường vừa hẹp lại lổn nhổn nhiều đá cuội. Anh bạn đồng nghiệp vừa dứt lời khen ngôi nhà rộng rãi lại có máy tuốt lúa, thì trưởng thôn Hoàng Văn Lượng lên tiếng: “Trông bề ngoài thế thôi, chứ nhà mình làm cũng chỉ đủ ăn”. Chỉ tay vào chiếc máy tuốt lúa Anh Lượng phân trần: “Chiếc máy này gia đình mình chung nhau với mấy anh em trong nhà mua về để tuốt lúa thuê cho bà con trong thôn đấy”. Tìm hiểu được biết, gia đình anh Lượng vẫn thuộc diện “hộ giàu” ở thôn. Hiện nay, bản Sang Đốm có 98 hộ, thì có tới 80 hộ nghèo. Nhiều gia đình thường xuyên phải bữa cháo, bữa cơm như hộ anh Hành.

“Nghĩa Lợi nghèo quá”- Đó là cảm nhận chung của nhiều cán bộ từ tỉnh đến huyện khi về thăm và làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nằm cách thị xã Nghĩa Lộ chưa đầy một km, cách chợ nông sản Nghĩa Lộ chưa đầy 100 mét nhưng đến các hộ nghèo trong xã mới thấy  sự nghèo nơi đây thậm chí còn hơn hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Với 67,71% hộ nghèo nhưng ngay tại thời điểm vụ mùa mà người dân Nghĩa Lợi đã phải đổ đi tứ xứ làm thuê hay vào rừng tìm lâm sản bán lấy tiền đong gạo

Nguyên nhân

Đồng chí Lê Văn An, cán bộ mới được thị xã tăng cường về làm Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã quả quyết: “Nghĩa Lợi nghèo bởi hai nguyên nhân hệ thống thủy lợi không đảm bảo và trình độ dân trí thấp”.

Nghĩa Lợi là một trong số ít xã nằm trong cánh đồng Mường Lò, có các suối, ngòi chảy qua. Dòng suối là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống cho dân cư trong vùng, song dường như lợi thế này vẫn chưa được khai thác tốt. Mặc dù, xã đã được nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng các trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng nhưng không hiệu quả, một số tuyến mương được xây dựng vừa bé lại cao nên không thể dẫn nước về đồng.

Đơn cử là tuyến Nà Làng - Bản Xa có chiều dài khoảng 1 km. Theo thiết kế tuyến mương sẽ cung cấp nước tưới cho hơn 40 ha lúa của xã nhưng nay chỉ đủ nước cung cấp cho 20 ha ở đầu nguồn. Tuyến mương Phán Thượng - Xà Rèn dài 2,5 km đã được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố nhưng vì xã ở cuối nguồn nước nên khi các địa phương ở đầu nguồn như Tân An, Nghĩa An, Pú Trạng đồng loạt lấy nước thì Nghĩa Lợi sẽ không có nước. Chính vì thế, nhiều diện tích lúa, ngô, cây ăn quả, ao của người dân  bị khô hạn vì thiếu nước.

Mặc dù Nghĩa Lợi cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ chưa đầy 1Km, song trình độ dân trí lại thấp, lại là xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 80%. Mực dù có điện lưới quốc gia nhưng nhiều hộ dân vẫn sử dụng máy tuốt lúa đạp chân và rê thóc quạt quay tay (một cách tuốt thóc sau thu hoạch). Cách làm này làm cho người dân tốn thời gian, công sức mà hiệu quả không cao. Nhiều cặp vợ chồng chưa biết cách tính toán làm ăn hợp lý; việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.

 

Một hộ nghèo của bản Sang Đốm được hỗ trợ tấm phi bro xi măng lợp mái nhà.

Chủ tịch UBND xã Lê Văn An tâm sự: “Mặc dù bà con được trợ giá, trợ cước nhiều giống cây mới có năng suất cao, nhưng để người dân đưa vào đồng ruộng thì chúng tôi đã phải vận động vất vả lắm”. Nguyên nhân nữa là do trình độ cán bộ từ xã đến thôn hạn chế. Hiện nay, hầu hết trưởng các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ bán chuyên trách và bí thư, trưởng thôn trong xã chưa đạt chuẩn về trình độ văn hóa lẫn chuyên môn nghiệp vụ.

Trong khi  đó, không ít gia đình đảng viên phát triển kinh tế kém, thuộc hộ nghèo... Những hạn chế này dẫn đến việc lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở Nghĩa Lợi gặp không ít khó khăn.
Giải pháp

Để Nghĩa Lợi bớt nghèo, trước tiên cần mở các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức về nông nghiệp cho người dân đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao và gieo trồng, hỗ trợ thật tốt về kỹ thuật khuyện nông, làm theo phương châm “cầm tay, chỉ việc” và đẩy mạnh tuyên truyền về kinh nghiệm sản xuất nông, lâm nghiệp giúp các hộ nghèo sử dụng đất và tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Là địa phương gần chợ nông sản, Nghĩa Lợi, cần tập trung củng cố, mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng các cây rau mầu có giá trị kinh tế như cà chua, khoai tây, đậu đỗ các loại.

Khi chưa có tiền đầu tư của nhà nước, mỗi mùa vụ mới cần vận động nhân dân khai thông các nguồn nước, UBND xã cần phối hợp tốt với các xã ở thượng nguồn phân bổ nguồn nước hợp lý để đảm bảo đủ nước để sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, ưu tiên các nguồn lực làm đường giao thông, làm cầu qua suối để người dân khi thu hoạch lúa được thuận lợi.

Tiếp tục quan tâm tới việc tổ chức các lớp tập huấn và xây dựng các mô hình tổ chức cuộc sống gia đình toàn diện; đẩy mạnh công tác dạy nghề nông thôn đặc biệt trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm. Đồng thời xã Nghĩa Lợi cần chủ động trong công tác giảm tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng để có thêm điều kiện phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Quang Thiều

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục