"Thành phố nổi" - tận diệt nguồn lợi thủy sản

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/5/2013 | 3:19:32 PM

YBĐT - Thành phố nổi" - cụm từ này được những ngư dân sinh sống quanh khu vực hồ Thác Bà thường dùng để nói về khu vực tập trung của những chiếc vó đèn đánh bắt các loại cá. Với mức siêu lợi nhuận mà hình thức đánh bắt này đem lại, năm 2012, ngư dân vùng hồ Thác Bà đã ồ ạt đầu tư vào vó đèn...

Ngư dân chuẩn bị vó đèn để khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà.
Ngư dân chuẩn bị vó đèn để khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà.

Hình thức khai thác này không những vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà tẩy những loài thủy sinh trong hồ đến nguy cơ tận diệt. Vó đèn là loại vó có kích thước nhỏ hơn kích thước quy định, loại vó nhỏ có diện tích trung bình khoảng từ 40 - 50m2, loại vó lớn có diện tích trung bình từ 400 - 500m2, mắt lưới dày từ 0,1 - 0,3cm. Ngư dân ở đây thường tiến hành thả vó khi trời vừa tối, từ khoảng 19 - 20 giờ.

Sau khi lưới đã được thả xuống đáy hồ thì ngư dân sẽ thắp nhiều bóng đèn, mỗi bóng đèn có công suất từ 100w trở lên. Bóng đèn được treo sát mặt nước, để dụ các loại cá ăn đèn về khu vực giăng lưới. Ngư dân chuẩn bị vó đèn để khai thác thủy sản trên hồ Thác Bà. Lực lượng chức năng lập biên bản xử lý người vi phạm. ­

Thực trạng khai thác

Nếu có dịp đi trên hồ Thác Bà tới khu vực thuộc địa phận các xã: Mông Sơn, Mỹ Gia, Phúc Ninh… vào khoảng từ 19 - 20 giờ trở đi, ai cũng dễ dàng nhận ra những chiếc vó đèn mà ngư dân nơi đây sử dụng để khai thác nguồn lợi thủy sản. "Thành phố nổi" - đó cũng là cụm từ mà những ngư dân sinh sống quanh khu vực hồ Thác Bà thường dùng để nói về khu vực tập trung của những chiếc vó đèn đánh bắt các loại cá, trong đó, chủ yếu là cá mương, cá thiểu, cá ngão, tép dầu… là các loài phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn trong hồ Thác Bà. Hình thức khai thác này thường được ngư dân vùng ven biển sử dụng. Tại Yên Bái, vó đèn xuất hiện từ cuối những năm 2006.

Ngư dân nơi đây cho biết mỗi đêm thường cất vó 2 lần, mỗi lần cất vó được khoảng 25 - 35kg cá các loại, trời càng tối lượng cá bắt được càng nhiều. Trung bình để đầu tư một vó đèn có diện tích khoảng 400m2  mỗi ngư dân phải bỏ ra từ 25 - 30 triệu đồng. Mỗi gia đình ngư dân tại đây thường đầu tư từ 1- 2 vó và nhiều thì có từ 4 - 6 vó đèn. Để có tiền đầu tư, nhiều ngư dân phải vay lãi hoặc mang bán, thế chấp các tài sản có giá trị, thậm chí có người còn mang cầm cố cả sổ đỏ của gia đình. Vì vậy, để nhanh chóng thu được lợi nhuận họ đã bất chấp các qui định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản khai thác một cách tận diệt.

Theo thống kê của Trung tâm Thủy sản, hồ Thác Bà hiện có khoảng 60 - 70 vó đèn thường xuyên hoạt động, chủ yếu tập trung ở các xã Phúc Ninh, Mông Sơn, Mỹ Gia… của huyện Yên Bình. Do bị đánh bắt kiểu tận diệt nên trữ lượng cá trong hồ sụt giảm rất nhanh, sản lượng khai thác cũng giảm. Tuy nhiên, do cuộc sống vất vả, giao thông đi lại khó khăn, đất đai canh tác bị thu hẹp cộng với trình độ nhận thức của người dân với công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế nên rất ít hộ dân tự giác tháo dỡ vó đèn và chuyển sang nghề khác để mưu sinh. Và đêm đêm, những chiếc vó vẫn được thả xuống đồng nghĩa với việc đang đẩy các loài thủy sản trong hồ Thác Bà ngày càng đến gần hơn với sự cạn kiệt.

Chính quyền vào cuộc và những khó khăn trong công tác xử lý

Lực lượng chức năng lập biên bản xử lý người vi phạm.

Trước nguy cơ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà đang ngày càng cạn kiệt bởi nạn khai thác bằng vó bè, đầu năm 2007, UBND tỉnh, UBND huyện Yên Bình đã chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành và địa phương đấu tranh ngăn chặn loại hình khai thác thủy sản trái phép này nhưng mới chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tháo dỡ, các lực lượng liên ngành tuần tra theo từng đợt hoặc kết hợp trong công tác đấu tranh truy quét tội phạm và tệ nạn xã hội trên hồ của lực lượng công an.

Tuy nhiên, kết quả thu được không mang tính bền vững. Đầu năm 2012, do nghe về mức siêu lợi nhuận mà hình thức đánh bắt này đem lại, các hộ dân vùng hồ Thác Bà đã ồ ạt đầu tư vào vó đèn. Ngư dân chuyên nghiệp liên kết với nhau để có thể khai thác một cách triệt để, những người có điều kiện thì đầu tư vó đèn ngày càng nhiều với ước muốn con đường làm giàu ngày càng ngắn lại. 

Trước sự gia tăng trở lại của nạn khai thác vó đèn trái phép, thực hiện quy chế quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo các quyết định của UBND tỉnh Yên Bái và UBND huyện Yên Bình, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Bình đã xây dựng kế hoạch thành lập ban chỉ đạo, đội liên ngành và gắn trách nhiệm cho người đứng đầu các xã, thị trấn, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể.

Nhờ sự ra quân quyết liệt và đồng bộ của các lực lượng, đặc biệt là sự tham gia tích cực của lực lượng công an, thời gian qua nạn khai thác thủy sản trái phép bằng vó đèn đã giảm đáng kể. Năm 2012, toàn huyện Yên Bình đã tổ chức cắt phá, tháo dỡ và tiêu hủy trên 550 bè mảng có vó đèn, UBND huyện Yên Bình tiếp tục chỉ đạo Công an huyện xây dựng kế hoạch bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà giai đoạn 2012 - 2020.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận và cuộc sống mưu sinh hàng ngày của người dân vùng hồ, nhiều hộ dân vẫn sử dụng vó đèn để khai thác thủy sản và tìm mọi cách đối phó với lực lượng chức năng, gây rất nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý.

 

Cần có giải pháp triệt để

 

Tháo dỡ rồi lại lén lút làm lại vó đèn là thực trạng đang diễn ra phổ biến trên hồ Thác Bà, trong khi lực lượng chức năng còn mỏng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra kiểm soát còn thiếu.

 

Thiết nghĩ, để giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác vó đèn trái phép, ngoài tinh thần kiên quyết trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự quyết tâm đấu tranh của các lực lượng thì các cấp, các ngành cần nghiên cứu bổ sung chỉnh sửa các quy chế quản lý, khai thác, nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà một cách hợp lý, trong đó ưu tiên giúp người dân chuyển đổi ngành nghề, đầu tư về con người, nguồn kinh phí và các phương tiện phục vụ công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Có như vậy mới mong chấm dứt triệt để nạn khai thác tận diệt nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà và từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.  

 

Đỗ Huy (Công an tỉnh Yên Bái)

 


 

Các tin khác
Người dân tiếp tục phá chè trồng rừng.

YBĐT - Để người nông dân không quay lưng với cây chè, để cây chè thực sự là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu, để có thể duy trì vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, vấn đề mấu chốt là phải nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè, giúp người nông dân có thể sống, có thu nhập cao từ cây chè.

Được học ở trường chuyên là mơ ước của rất nhiều học sinh trước cánh cửa hành trang vào đời.

YBĐT - Phải học trường “chuyên” là “mệnh lệnh” của anh Trần Mạnh Hưng ở phường Nguyễn Thái Học (thành phố Yên Bái) đưa ra đối với Thắng - cậu con trai đang học lớp 9. Nghe ở đâu có “lò” hoặc có thầy cô nào luyện thi tốt, Thắng đều được cha mẹ xin vào học cho bằng được.

Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn trao đổi với bà con đồng bào Mông xã Suối Giàng về công tác bảo vệ rừng.

YBĐT - Một yếu tố nói thì có vẻ “sách vở” nhưng thực sự người cán bộ, chiến sỹ kiểm lâm phải có tình yêu với rừng, có lòng dũng cảm.

Lễ rước dâu trong đám cưới người Mông.
(Ảnh: A mua)

YBĐT - Bây giờ, đến Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), tục thách cưới được xóa bỏ hẳn, cuộc sống của bao cặp vợ chồng trẻ người Mông ở Nà Hẩu đã không còn cảnh túng bấn trong nợ nần sau kết hôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục