Yên Bái phấn đấu giảm 3,5% hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/6/2023 | 4:05:36 PM

YênBái - Năm 2023, tỉnh Yên Bái phấn đấu giảm 3,5% hộ nghèo so với năm 2022, tương đương giảm 7.662 hộ.

Đồng bào Mông huyện trạm Tấu đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc để nâng cao thu nhập.
Đồng bào Mông huyện trạm Tấu đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc để nâng cao thu nhập.

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh đã sớm xây dựng và kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Một trong những nội dung trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền nhằm huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Yên Bái xác định thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội. 

Vì vậy, việc phổ biến, quán triệt, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo bền vững, trọng tâm là Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”, Nghị quyết số 61-NQ/TU ngày 20/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 sẽ được đặc biệt quan tâm, nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Đi đôi với công tác lãnh chỉ đạo, tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền cần rà soát, xác định nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo của các hộ nghèo; phân tích hiện trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo để phân nhóm và có chính sách, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao thu nhập và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp, thiết thực với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt, tập trung vào các nhóm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, hỗ trợ các mô hình sinh kế... nhằm cải thiện thu nhập và mức sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động vì người nghèo để huy động thêm các nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho công tác giảm nghèo.

Cùng với tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các dự án tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cần thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác giảm nghèo; kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý nghiêm các sai phạm. 

Tỉnh cũng yêu cầu 52 sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 947 hộ nghèo tại 64 xã thoát nghèo trong năm; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững năm 2023 theo Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy.

Thành Trung

Tags Yên Bái hệ thống chính trị xã hội giảm nghèo nghèo đa chiều dân tộc thiểu số miền núi nông thôn mới

Các tin khác
Nhờ vốn vay ưu đãi, nhiều hộ dân ở xã Mông Sơn, huyện Yên Bình đầu tư nuôi trâu bán chăn thả, nâng cao thu nhập.

Đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) huyện Yên Bình đạt 669.036 triệu đồng, tăng 44.756 triệu đồng so với năm 2022.

Nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu được hỗ trợ học nghề và vay vốn phát triển sản xuất vươn lên giảm nghèo một cách bền vững

Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Trạm Tấu đã đào tạo nghề cho 2.360 lao động, giải quyết việc làm mới cho trên 1.783 lao động, bằng 55% so với chỉ tiêu nghị quyết. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 đạt 57,9%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 28,5%; số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp là 1.035 lao động, đạt 59,14% mục tiêu của giai đoạn.

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo ở Văn Chấn đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi để vươn lên thoát nghèo

Từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn đã thẩm định cho gần 1.300 hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn vay gần 73 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế gia đình, nâng tổng dư nợ từ nguồn vốn vay chính sách lên trên 623 tỷ đồng.

Du khách trải nghiệm leo núi Tà Xùa.

Đảng ủy xã Bản Công, huyện Trạm Tấu đã cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá về phát triển kinh tế - xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục