Người gieo mầm xanh trên đảo hồ

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/6/2010 | 2:47:16 PM

YBĐT - Đã nhiều năm nay mồ hôi của họ lẫn vào đất và nước trên hồ Thác Bà. cuộc sống của họ chủ yếu là ở trên hồ, để giờ đây trên những hòn đảo hoang chỉ toàn cây bụi, lau lách ngày nào, đã trở thành những cánh rừng xanh bạt ngàn. Từ ý tưởng

Rừng bạch đàn 4 năm tuổi của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng.
Rừng bạch đàn 4 năm tuổi của gia đình anh Nguyễn Văn Thắng.

Sau hơn 1 giờ lênh đênh trên hồ Thác Bà, cuối cùng chúng tôi cũng đến được “đại bản doanh” của người được coi là “ông tổ” của nghề trồng rừng trên đảo hồ Thác Bà tại xã Vĩnh Kiên (Yên Bình), đó là anh Nguyễn Văn Thắng.

Ông Trần Xuân Hiền - Phó chủ tịch UBND xã giải thích: “Chúng tôi gọi vui anh Thắng như thế, bởi anh là người đầu tiên đưa ra và thực hiện ý tưởng trồng rừng trên đảo. để rồi từ đó, nhiều người trong xã đã theo anh ra hồ trồng rừng tạo nên những cánh rừng như ngày nay”.

Xuất ngũ năm 1989, người lính trẻ mang trong mình biết bao hoài bão làm giàu và ý tưởng trồng rừng trên đảo cũng xuất phát từ hoài bão làm giàu đó. Anh nghĩ: làm ruộng thì chỉ đủ ăn, chứ không giàu được. Tôi đã lên thuyền sớm tối bắt cá, bắt tôm, nhưng cái bấp bênh của nghề sông nước khiến tôi trăn trở rằng, muốn làm giàu bền vững thì không thể theo nghề này được. Rồi anh tự nhủ: “sao mình không thử trồng rừng ?”. nhưng cái khó với anh lúc này là lấy đâu ra đất để trồng, vì đất lâm nghiệp của xã có hạn. trong lúc khó khăn đó, ý tưởng “trồng rừng trên đảo” chợt lóe lên, và cũng từ đó anh bắt đầu hành trình gieo mầm xanh trên đảo.

Không lùi bước trước khó khăn, ngày qua ngày, anh miệt mài lên thuyền ra đảo khai hoang. Anh nhớ lại: “Hồi đó, làm gì có thuyền máy như bây giờ, đi cũng mệt chứ đừng nói là làm. thế mà không hiểu sao hồi đó đi khỏe thế? đạp thuyền mấy tiếng đồng hồ mà không thấy mệt!”. Mỗi lần ra đảo thường cả tháng trời, tranh thủ về qua nhà lấy gạo và một số vật dụng cần thiết, rồi lại vội vã đi ngay. Vốn ít, anh vừa trồng rừng, kết hợp với xen canh cây sắn để có vốn duy trì sản xuất theo phương châm "lấy ngắn nuôi dài. Anh Thắng vừa ăn ở, vừa làm với công nhân như đại gia đình của mình. Dần dà, bộ mặt những hòn đảo hoang nơi đây đã thay đổi.

Đến trang trại trên hồ

Cách đây hơn chục năm, khi anh bắt đầu hành trình gieo những mầm xanh đầu tiên trên đảo, hành trang của anh khi đó chỉ có chiếc thuyền cùng với ý tưởng mà không mấy người khi đó tin vào sự thành công. Hôm nay, trong tay anh đã có hơn 35 ha rừng trải đều trên 11 hòn đảo lớn nhỏ và đảo lớn nhất cỡ chừng trên 19 ha, còn lại là loại gần 1 ha. Năm 2006, anh khai thác toàn bộ 35 ha keo, thu về gần 1 tỷ đồng. Số tiền đó, anh đầu tư vào trồng bạch đàn, phần còn lại giúp anh trả vốn vay ngân hàng và trang trải sinh hoạt gia đình.

Người lính trẻ giờ đã ngoài 40, nước da sạm nắng, tóc đốm bạc nhưng niềm đam mê, khát khao ngày nào của tuổi trẻ vẫn còn đó. Dù ngoài đảo đã có người trông coi, chăm sóc, nhưng hàng tháng anh vẫn đều đặn ra đảo, ít thì chục ngày, nhiều thì cả tháng. Dẫn chúng tôi đi thăm rừng bạch đàn 4 năm tuổi, anh cho biết: “Vào thời gian phát cỏ, bẻ cành hay khai thác, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 vùng này không khác gì một lâm trường trên hồ. Có khi, hàng tháng trời, mấy chục người cùng ăn uống, ngủ ngoài đảo càng làm cho vùng này náo nhiệt hơn”. Vào những ngày như thế, gia đình anh tạo công ăn việc làm cho gần 40 nhân công, còn trung bình có 10 người thường xuyên làm việc cho gia đình anh.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm và mô hình trồng rừng của anh. Dần dần số người trồng rừng ngày một nhiều, số đảo hoang ngày một ít, đời sống của nhiều người cũng từ đó khấm khá hơn. Anh Hiền nói vui: “Giờ đây Vĩnh Kiên không chỉ tự hào là vùng cây ăn quả mà còn tự hào là một trong những xã đã phủ kín cây xanh trên đảo hồ, hơn 100 hòn đảo hồ (200 ha).

Hùng Cường

Các tin khác

YBĐT - Vinh dự và tự hào trong hàng trăm gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, tỉnh Yên Bái có 4 học sinh được nhận Học bổng Nguyễn Thái Bình năm học 2009 - 2010.

Cô giáo Nguyễn Thị Nhung hướng dẫn học sinh ôn thi tốt nghiệp.

YBĐT - “Cô là một giáo viên có năng lực về chuyên môn, có tâm và tâm huyết với nghề” - đó là lời nhận xét hết sức chân thành và cảm phục của các đồng nghiệp dành cho cô giáo Nguyễn Thị Nhung - giáo viên dạy môn Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái.

Phạm Thị Khánh Linh ôn bài cũ ở nhà.

YBĐT - Em Phạm Thị Khánh Linh, ở thôn 5, xã Giới Phiên, (T.P Yên Bái) hiện đang là học sinh lớp 11C - Trường THPT Hoàng Quốc Việt, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng Khánh Linh đã nỗ lực vươn lên, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu học sinh tiên tiến toàn diện trong suốt những năm học tiểu học, trung học cơ sở và hai năm học trung học phổ thông. Hơn nữa, em còn là một trong những học sinh đã đoạt giải ba môn Toán của kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2008 - 2009.

YBĐT - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Yên Bái lần thứ IV là ngày hội lớn của thiếu nhi Yên Bái. Đây là dịp để các em báo công lên Đảng, Bác Hồ kính yêu về những thành tích làm được trong những năm qua, cũng là cơ hội để giao lưu, học hỏi, gặp gỡ với những tấm gương tiêu biểu trong toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục