Yên Bình gỡ “nút thắt” trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/10/2022 | 7:29:25 AM

YênBái - Năm 2022 - năm đầu tiên tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025, năm 2022 huyện Yên Bình đặt mục tiêu có 4 xã cán đích NTM là: Ngọc Chấn, Yên Thành, Phúc An và Tân Nguyên; 3 xã đạt NTM nâng cao là: Xuân Long, Đại Đồng, Thịnh Hưng. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, Yên Bình đã từng bước tháo gỡ những “nút thắt” trong XDNTM như tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, y tế...

Lãnh đạo huyện Yên Bình cùng nhân dân tham gia mở rộng đường thôn Tân Minh, xã Mông Sơn trong “Ngày cuối tuần cùng dân”.
Lãnh đạo huyện Yên Bình cùng nhân dân tham gia mở rộng đường thôn Tân Minh, xã Mông Sơn trong “Ngày cuối tuần cùng dân”.


"Nút thắt” trong XDNTM

Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, kết quả duy trì các tiêu chí NTM ở huyện Yên Bình có biến động. Hiện tại, huyện có 1 xã đạt 17 tiêu chí, 4 xã đạt 16 tiêu chí, 6 xã đạt 15 tiêu chí, 7 xã đạt 14 tiêu chí; 4 xã nằm trong lộ trình về đích NTM năm 2022 thì có 2 xã là Ngọc Chấn và Phúc An đạt 10 tiêu chí, xã Yên Thành và Tân Nguyên mới thực hiện đạt 8/19 tiêu chí. 

Để đạt mục tiêu 4 xã cán đích NTM và 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện phải tập trung tháo gỡ từng "nút thắt”. Trước hết là tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cao như xã Ngọc Chấn 23,38%; Yên Thành 41,65%; Phúc An 34,45%, Tân Nguyên 33,33%. 

Để thực hiện đạt tiêu chí về hộ nghèo, mỗi xã phải giảm từ trên 10% đến 30% số hộ nghèo, cận nghèo. Đây là con số không hề nhỏ đối với các xã như Yên Thành, Tân Nguyên. 

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chưa có hướng dẫn triển khai thực hiện đối với chỉ tiêu về tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử, thuộc tiêu chí số 15 về y tế đối với xã NTM… 

Do vậy, các địa phương gặp khó khăn trong triển khai thực hiện. Việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương còn khó đối với một số xã; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của các xã còn thấp…

Ngoài ra, Yên Bình còn gặp khó khăn chủ quan như việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng cơ bản do cấp xã thực hiện từ khâu quy hoạch, xây dựng đề án đến việc thực hiện các nội dung chương trình do trình độ cán bộ ở xã miền núi nhiều nơi còn nhiều bất cập; dân trí không đồng đều; một bộ phận đồng bào vẫn giữ thói quen chăn thả gia súc, gia cầm dưới gầm sàn gây khó khăn cho quá trình thực hiện tiêu chí về môi trường…
Huy động sức mạnh tổng hợp 

Căn cứ các quyết định, hướng dẫn của trung ương, tỉnh, ngay từ đầu năm 2022, huyện Yên Bình đã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; xây dựng bộ tiêu chí thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, văn minh; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo XDNTM các cấp thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu NTM, thôn NTM kiểu mẫu; xã NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu; huyện NTM gắn với Phong trào thi đua "Huyện Yên Bình chung sức XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, huyện đã đạt 2/9 tiêu chí huyện NTM, 4 xã phấn đấu về đích NTM, NTM nâng cao đã đạt từ 8 - 10 tiêu chí… 

Theo ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình, xác định chương trình XDNTM là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, thách thức, tồn tại. Đồng thời học hỏi những cách làm hay từ các địa phương khác, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của người dân để triển khai hiệu quả XDNTM. Trước mắt, huyện chỉ đạo tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật gắn sản xuất với thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; xây dựng và tham gia chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”. 

Hiện, Yên Bình có trên 90% đường giao thông nông thôn (GTNT) được cứng hóa; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung: vùng cây ăn quả có múi 950 ha, tập trung tại các xã: Đại Minh, Hán Đà, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Vũ Linh, Cảm Nhân, Tích Cốc; vùng quế 800 ha tại các xã: Đại Đồng, Tân Hương, Cảm Ân, Bảo Ái, Tân Nguyên; phát triển rừng gỗ lớn với quy mô trên 4.000 ha; vùng gạo đặc sản xã Bạch Hà… Từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa, phát triển các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn: nuôi lợn, nuôi gà, chăn nuôi trâu, bò… 

Cùng đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về NTM, triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua "Yên Bái chung sức XDNTM”, biểu dương tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong XDNTM, tạo sức lan tỏa lớn trong nhân dân, cộng đồng, xã hội; tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính và thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. 

Kết hợp việc tuyên truyền với phát động các Phong trào "Ngày cuối tuần cùng dân”, "6 không, 6 sạch” và huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cùng làm với người dân để tạo động lực, niềm tin cho nhân dân. 

Bằng cách làm bài bản, có lộ trình rõ ràng cùng sự vào cuộc tích cực của cán bộ, đảng viên, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, huyện Yên Bình sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2024.

Minh Huyền

Tags Yên Bình nông thôn mới hộ nghèo cận nghèo chuỗi liên kết giao thông nông thôn "Ngày cuối tuần cùng dân”

Các tin khác
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân nông thôn mới.

Năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025. Dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng hiện nay cả hệ thống chính trị đang tập trung nhiều giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Cựu Chiến binh huyện Trấn Yên thực địa cơ sở, bàn phương án dịch tường rào, hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn tại thôn 4, xã Minh Quán, huyện Trấn Yên.

Nổi bật là Phong trào "Cựu chiến binh hiến kế, hiến công, hiến đất, hiến hoa màu, xây dựng nông thôn mới , đô thị văn minh”. Phong trào "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”.

Vườn cam của hộ bà Vũ Thị Lợi (thôn Thiên Bữu) cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có vùng trồng cam tập trung mà xã Thượng Bằng La đã xuất hiện nhiều tỷ phú.

Với mục tiêu trở thành xã nông thôn mới nâng cao trong năm 2023 - 2024, hiện xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái vừa tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để kịp về đích theo kế hoạch vừa chú ý làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân.

Mô hình liên kết trồng hoa hồng ở xã Nậm Khắt mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Xuất phát điểm là huyện nghèo, với sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, bộ mặt các bản làng người Mông huyện Mù Cang Chải đã có nhiều khởi sắc, ý thức trách nhiệm người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ngày một nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục