Mô hình cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/4/2012 | 3:17:47 PM

YBĐT - Đến Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) trong cái nắng vàng dịu nhẹ của những ngày cuối đông càng làm cho chúng tôi cảm nhận được sự thanh bình của mảnh đất gắn với di tích đình thiêng Khả Lĩnh, của những gốc bưởi tổ nức tiếng xa gần.

Con đường từ trụ sở UBND xã đi đình Khả Lĩnh mới được bê tông hoá năm 2011 thay cho con đường đất trước kia.
Con đường từ trụ sở UBND xã đi đình Khả Lĩnh mới được bê tông hoá năm 2011 thay cho con đường đất trước kia.

Thanh bình trong sự ổn định và phát triển với đường liên thôn, xóm thênh thang, chợ quê tấp nập, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại. Đại Minh đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới  (NTM) vào năm 2015.

Xây dựng NTM theo 19 tiêu chí quốc gia sẽ làm thay đổi nhanh chóng đời sống của người dân ở nông thôn cũng như thay đổi căn bản diện mạo nông thôn. Tuy nhiên, đây là mục tiêu mang tính tổng hợp, toàn diện, là nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị, cần có sự huy động toàn dân cùng tham gia.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: “NTM do người dân làm chủ thể chính, vì vậy, điều quan trọng nhất là thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân, giúp người dân tự giác, tình nguyện sẵn sàng đảm nhiệm vị thế chủ thể của mình”. Vì vậy, ngay sau khi nhận được chủ trương này, Đảng uỷ xã đã tiến hành họp Ban chấp hành mở rộng triển khai nhiệm vụ tới toàn bộ cán bộ, đảng viên, trưởng, phó các thôn.

Sau đó, tất cả các thôn đều tiến hành phổ biến, thông tin đến bà con nhân dân về chủ trương xây dựng NTM, đồng thời tuyên truyền để nhân dân hiểu trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình khi thực hiện chủ trương này. Ban chỉ đạo của xã đã trực tiếp xuống bàn bạc, làm việc với ban mặt trận của từng thôn để xây dựng quy hoạch cho từng cơ sở. Đề án quy hoạch của xã chỉ được thống nhất thiết kế sau khi đã lấy ý kiến tham gia đóng góp của người dân. Kế hoạch xây dựng NTM được đưa ra cuộc họp, tổ chức lấy ý kiến nhiều lần.

Ông Phùng Xuân Thuỷ, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Tổ chức thực hiện theo hình thức cộng đồng “dân bàn, dân làm, dân giám sát, kiểm tra” là cách mà xã Đại Minh đã chọn và hiệu quả của nó đã được minh chứng trong thực tế”.

Toàn xã có 17 km đường liên thôn, đến nay đã bê tông hoá được 7,5 km. Tổng giá trị công sức, tiền của, đất đai, hoa màu nhân dân trong xã đã hiến để làm đường trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Ở Đại Minh, cho dù tuyến đường mới có chạy qua thôn nào đi nữa thì nguồn nhân lực thực hiện công trình ấy vẫn là nhân dân ở tất cả 15 thôn trong xã.

Một điều đặc biệt nữa ở Đại Minh là bà con ở các thôn luôn nêu cao tinh thần “chủ nhà”. Chẳng hạn, làm tuyến đường chạy qua thôn nào thì ngoài việc phối hợp với nhân dân các thôn khác trong xã, người của thôn đó sẽ luôn thể hiện sự trách nhiệm, nhận phần nhiều trong thực hiện công việc. Đây không chỉ thể hiện tinh thần lao động hăng say mà còn là một nét đẹp văn hoá của người dân  Đại Minh.

Theo kế hoạch, cùng với 3km kênh mương nội đồng, năm 2012 này, xã sẽ huy động bà con làm thêm tuyến đường dài1,5km nữa. Với mô hình cộng đồng này, Đại Minh đã trở thành điểm sáng trong phong trào làm đường giao thông ở huyện Yên Bình. Đảng ủy, chính quyền có chủ trương đúng đắn, nhân dân đoàn kết, hết lòng ủng hộ là yếu tố then chốt, là gốc của mọi vấn đề.

Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi đó thì trong quá trình triển khai thực hiện, địa phương cũng còn không ít khó khăn. Chẳng hạn theo tiêu chí thì đường trong thôn phải được cứng hoá ít nhất là 50%, 50% còn lại cùng với 100% đường đồng ruộng không bị lầy lội trong mùa mưa. Đây là những tiêu chí mà thôn phải tự thực hiện. Đối với những thôn không tập trung đông dân cư thì đây là một tiêu chí khó thực hiện. Xây dựng NTM là yêu cầu sự tổng hoà của cả xây dựng hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, trong đó xây dựng hạ tầng sẽ nhanh tạo ra đổi mới bộ mặt nông thôn, vì vậy trước mắt, đây được xác định là khâu đột phá trong xây dựng NTM.

Ngoài những tiêu chí đã cơ bản đạt được như tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tiêu chí về điện, y tế, chợ nông thôn, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, những việc còn lại vẫn rất bộn bề như hoàn thiện cơ sở trường lớp học. Hiện nay, ngoài Trường Tiểu học Đại Minh đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn đầu ra, 2 trường mầm non và THCS đều cần thêm sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị mới có thể đạt được tiêu chí đã đề ra.

Những điều kiện hỗ trợ từ bên ngoài là vô cùng cần thiết, song điều cốt yếu nhất để có thể đạt được thành công vẫn là phải phát huy sức mạnh nội lực. Điều này một lần nữa được khẳng định trong phong trào xây dựng nhà văn hoá thôn ở Đại Minh.

Các hộ giáo dân xã Hán Đà (Yên Bình) trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình xây dựng nông thôn mới. (Ảnh: Q.N)

Toàn xã hiện có 6 thôn có nhà văn hoá, trong đó 2 thôn Cầu 17 và thôn Quyết Tiến 11 nhà văn hoá được xây dựng bằng 100% kinh phí đóng góp của nhân dân. Năm 2012, với cơ chế Nhà nước hỗ trợ 50%, phần còn lại do nhân dân tự đóng góp, Đại Minh phấn đấu sẽ có thêm 4 thôn có nhà văn hoá mới. Trong số 6 thôn của xã đã ra mắt làng văn hoá thì có 3 thôn đã được đón bằng công nhận làng văn hoá. Làm đến đâu chắc đến đấy là cách mà Đại Minh đã chọn trong thực hiện tiêu chí này.

Đối với những thôn chưa có nhà văn hoá thì phấn đấu xây dựng để có, những thôn đã ra mắt làng văn hoá phải phấn đấu để được công nhận làng văn hoá và quan trọng hơn, cả những thôn đã được công nhận làng văn hoá phải luôn cố gắng, nỗ lực để luôn luôn giữ được danh hiệu này.

Để có thể xây dựng được NTM thì nguồn kinh phí đầu tư là không hề nhỏ, bao gồm cả kinh phí được Nhà nước đầu tư và kinh phí do nhân dân địa phương tự đóng góp. Đây được xem như một thách thức với nhiều địa phương. Để nhân dân không phải đóng góp quá nhiều trong cùng một thời điểm mà vẫn có thể đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã Đại Minh đã lựa chọn một giải pháp tiến hành song song những hạng mục được Nhà nước hỗ trợ và những hạng mục có sự đóng góp lớn của nhân dân địa phương.

Xây dựng NTM là chương trình quốc gia đã và đang được triển khai thực hiện ở tất cả các địa phương trong cả nước, tuy nhiên lại không thể lấy phương pháp, cách thức làm của địa phương này áp dụng hoàn toàn vào một địa phương khác mà mỗi nơi cần tìm cho mình một phương thức phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương mình.

Đối với Đại Minh, mô hình lao động theo hình thức cộng đồng đã thực sự đem lại hiệu quả và đó cũng là bài học kinh nghiệm mà cấp uỷ, chính quyền xã Đại Minh đã đúc rút ra trong quá trình triển khai thực hiện.

Kim Ngân

Các tin khác

YBĐT - Sau gần một năm thực hiện xây dựng cơ sở chính trị xã Phúc Sơn (Văn Chấn) đã có sự chuyển biến về mọi mặt. Các cấp, ngành của huyện đã triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch của Ban chỉ đạo.

Không chỉ Nghĩa Lợi, nhiều địa phương khác cũng đang loay hoay với việc “dồn điền đổi thửa”.
(Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ có 10 thôn bản, diện tích tự nhiên là 370 ha, trong đó đất nông nghiệp 136 ha. Người dân sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra đi làm thuê ở các địa phương trong và ngoài tỉnh; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 48,46%.

Trấn Yên huy động nội lực kiên cố hóa đường GTNT

YBĐT - Hưởng ứng phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” của UBND tỉnh, UBND huyện Trấn Yên đã phát động phong trào thi đua chung sức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

YBĐT - Ngay sau khi được huyện Văn Chấn chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân xã Phù Nham đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế... mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt 19 tiêu chí về nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục