Vùng cao thơm mùi bánh Tết

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/1/2010 | 8:20:30 AM

Mùa xuân đã đến rất gần trong bạt ngàn sắc trắng tinh khôi của hoa mơ hoa mận trên dải đất vùng cao Tây Bắc. Tết này, bà con các dân tộc Tày, Nùng lại đang hối hả chuẩn bị cho món bánh đón xuân truyền thống của mình.

Pẻng Khua có nghĩa là
Pẻng Khua có nghĩa là "bánh cười".

Bánh Khẩu sli thơm ngọt, bánh Pẻng khua giòn tan như tiếng cười của cô gái đôi mươi là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ đón Tết của người dân tộc Tày, Nùng, bên cạnh món gà sống thiến, bánh khảo, xôi đăm đeng…

Thứ bánh này cũng giống như món mứt của người Kinh, dùng để tiếp khách, làm quà biếu hay đơn giản chỉ là để nhấm nháp trong những ngày lễ tết. Thiếu nó, dường như hương vị Tết trên mảnh đất vùng cao bốn mùa sương phủ này mất hẳn đi một phần tinh túy. Khẩu sli và Pẻng khua đều được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo, thứ gạo trắng ngần nuột nà như búp tay con gái.

Cái dẻo, cái thơm của hạt ngọc thực được núi rừng nuôi dưỡng cũng chính là một phần quyết định hương vị độc đáo của những loại bánh nơi đây. Trong tiếng Tày, “Khẩu sli” có nghĩa là “bánh bỏng gạo nếp có thêm lạc”. Nó là sự kết hợp những nguyên liệu sẵn có của vùng quê: nếp nương, lạc, mật mía…để rồi trải qua bao công đoạn cầu kỳ mới hình thành nên chiếc bánh bé xinh thơm ngọt. Nếp nương thổi thành xôi, lăn qua bột sắn rồi phơi khô.

Đến khi hạt xôi se lại thì mang giã nhỏ dẹt như giã cốm, rồi lại phơi nắng thêm lần nữa. Từng hạt, từng hạt xôi dèn dẹt được tắm trong chảo mỡ gà vàng óng, khẽ cựa mình rồi bung nở thành hạt bỏng to tròn trắng xốp như bông. Thêm hạt lạc nhân bùi ngậy, mật mía ngọt ngào ôm chặt lấy từng sợi bỏng, miếng bánh đã có vị ngọt đậm đà, bùi bùi của lạc, cay nồng ấm áp của gừng, dẻo dẻo giòn giòn của nếp nương thật thú vị.

Pẻng khua lại có nghĩa là “bánh cười”. Cái tên độc đáo này gắn cho bánh một sắc thái ý nghĩa thật may mắn trong những ngày đầu năm mới. Để làm được Pẻng khua, gạo nếp nương phải được ngâm với nước củ ráy, hoặc vỏ cây “mác màu”. Cái chất xúc tác thiên nhiên ấy có lẽ sẽ làm cho nếp mềm hơn, dẻo hơn. Nếp ngâm xong được thổi thành xôi, giã nhuyễn rồi phơi khô.

Đến lúc cả khối bột trắng phau đã se mặt thì lại tiếp tục ngắt ra từng miếng nhỏ rồi phơi cho khô hẳn. Đặt chảo mỡ nóng sôi sùng sục trên bếp lửa, thả từng miếng nếp vào. Bánh ngấm mỡ phồng lên, nở râm ran như tiếng cười. Thích ăn ngọt, hãy ngào chút đường cho bám đầy vào mặt bánh. Chiếc bánh cười ươm vàng óng ả bên ngoài để bọc lấy cái mịn màng trắng xốp bên trong.

(Theo TNO)

Các tin khác
Các cô gái tham dự lễ hội bia ở Đức.

Người dân Việt Nam sẽ được thưởng thức lễ hội bia và các chương trình văn hóa đậm màu sắc Đức trong khuôn khổ "Năm Đức tại Việt Nam".

Nem là món ăn vừa chân chất vừa sang trọng, thường được làm món khai vị trong các bữa tiệc. Những du khách ngoại quốc có tâm hồn ăn uống luôn nhớ món nem chua với rượu nếp ở Cái Răng, Cần Thơ.

Những tòa nhà bằng băng đồ sộ, các bức tượng Phật và người tuyết khổng lồ lung linh rực rỡ trong bầu trời đêm tại Lễ hội băng đăng lần thứ 26 diễn ra tại Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, hôm 6/1.

Di tích danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải.
(Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Trên bản đồ du lịch Yên Bái, có gần ba chục điểm đến. Ở đây có khu du lịch sinh thái, có di tích và danh thắng, có du lịch văn hóa thu hút đông đảo du khách thập phương. Nhưng hiện tại, du lịch Yên Bái chưa có được sự phát triển tương xứng với những điều kiện vốn được đánh giá là rất tiềm năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục