Tăng cường tuyên truyền tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

  • Cập nhật: Thứ bảy, 14/5/2022 | 8:58:27 AM

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp mới đây về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, Bộ Y tế cần phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trong đó lưu ý các khuyến nghị của WHO và kinh nghiệm quốc tế.

Chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trong nhóm tuổi này hiện đã được triển khai trên cả nước nhưng tiến độ vẫn rất chậm so với yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ khi có nội dung phát sinh khác với mục tiêu, tiến độ và nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng, theo kinh nghiệm sử dụng vaccine của một số quốc gia và khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế để triển khai tiêm chủng đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả theo tình hình dịch và tiến độ cung ứng vaccine, Bộ Y tế đề nghị đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong Quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

Trên thế giới, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi đã được nhiều nước tiến hành từ cuối năm 2021. Phần lớn các nước đều khẳng định so với người lớn, trẻ em ít bị phản ứng phụ do vaccine phòng COVID-19 hơn. Việc tiêm vaccine góp phần quan trọng đảm bảo an toàn cho trẻ em và giúp các nước trở lại cuộc sống bình thường.

Hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã triển khai tiêm cho trẻ 5-11 tuổi, trong đó một số quốc gia đã triển khai tiêm từ năm 2021.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến nghị sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Pfizer với liều lượng 10 microgram để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, tương đương 1/3 liều dùng cho người từ 12 tuổi trở lên.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có mối lo ngại nào về an toàn khi tiêm vaccine của Pfizer cho nhóm tuổi trên và vaccine hiệu quả tới 90,7% trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19.

Ngoài vaccine của Pfizer, Australia là một trong những quốc gia đầu tiên phê duyệt sử dụng vaccine của Moderna cho trẻ dưới 12 tuổi, sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng đối với trẻ trong độ tuổi từ 6-11 cho thấy trẻ có lượng kháng thể tương đương với nhóm tiêm phòng COVID-19 trong độ tuổi từ 18-25. Tỷ lệ trẻ có kháng thể sau tiêm lên tới 99%. Hiện Canada và EU cũng đã cấp phép sử dụng vaccine của Moderna cho độ tuổi trên.

Trong khi Trung Quốc, Campuchia, Indonesia và một số nước châu Mỹ sử dụng vaccine bất hoạt của hãng Sinovac và Sinopharm (Trung Quốc) tiêm cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi.

Sau 1 thời gian triển khai tiêm ở nhiều nước trên thế giới, kết quả cho thấy trẻ em từ 5-11 tuổi thường ít có phản ứng phụ sau khi tiêm và tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh.

Ngoài ra, vaccine cũng bảo vệ trẻ không bị di chứng COVID-19 kéo dài.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến nghị bố mẹ vẫn nên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi ngay cả khi đã mắc bệnh. Nếu đang nhiễm bệnh, các bậc phụ huynh cần chờ đến khi trẻ khỏi hoàn toàn rồi tiêm chủng cho con.

(Theo VTV)

Các tin khác
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng loại vaccine Covid-19 nào cũng có tác dụng phụ.

PGS Dũng cho hay biến chứng TTS chỉ xảy ra ở lần tiêm đầu tiên trong vòng một tháng đầu. Ở những lần tiêm vaccine này lần thứ hai, ba, bạn không bị hội chứng TTS.

Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang điều trị cho 12 ca, trong đó có 2 ca rất nặng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục