Hành trình để trưởng thành

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/9/2014 | 3:09:08 PM

Tuổi 12, ngưỡng cửa bước vào thế giới "ẩm ương" - chẳng còn là trẻ con nhưng cũng chưa đủ lớn. Nó chào đón tôi bằng "chuyến hành trình để con trưởng thành hơn" của hai ba con tôi. Chuyến đi ấy không chỉ đem đến cho cô nhóc 12 tuổi cái nhìn sâu rộng hơn về thế giới ngoài kia và tích lũy được thêm nhiều bài học để lớn hơn mỗi ngày.

Điều đầu tiên mà tôi học được: "Muốn có được hạnh phúc phải trải qua khó khăn, gian khổ. Và trong hành trình đi tìm hạnh phúc ấy sẽ học được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu và con sẽ trưởng thành hơn rất nhiều".

Không hiểu vì lời dạy đó của ba hay vì thiên nhiên rất hùng vĩ, hoang sơ và không khí rất thoáng đãng, mát mẻ mà tôi quên hết đi cái oi bức của mùa hè ngoài kia và sự mệt mỏi sau một chặng đường dài. Tôi đã nỗ lực vượt qua nhiều giờ say xe trên chuyến xe ngược miền núi và vượt qua cả chặng đường leo núi, vượt thác khá dài. Tôi vượt qua được cả nỗi sợ hãi. Và thành quả cho nỗ lực ấy là tôi thu trọn vào tầm mắt một khung cảnh núi rừng rộng lớn rất bình yên và chuyến đi rất thú vị.

Tôi gặp những đứa trẻ rất tội nghiệp. Chúng không có những bữa cơm đầy đủ, mặc những bộ đồ lem luốc toàn đất và dạn dày gió sương. Những đứa trẻ 5, 6 tuổi đã phải theo cha mẹ đi nương, rẫy và làm những công việc nặng nhọc, vất vả. Và để đi học, chúng cũng phải vượt qua con đường dài, vượt đường núi và suối sâu. Sau buổi học, chúng lại phải về nhà để trông đàn em thơ hay kiếm củi phụ giúp gia đình… Nhìn những đứa trẻ ấy tôi mới thấy cuộc sống của mình quá hạnh phúc.

Ba và tôi vào một ngôi nhà sàn. Đó là một ngôi nhà sàn nhỏ, đã cũ, ước cũng khoảng mấy đời người và rất giản đơn. Đấy chính là căn nhà của ông bà nội ngày xưa, nơi lưu trữ bao kỷ niệm của ba tôi. Tôi chắc đây chính là nơi hàng năm ba thường đến vào một dịp nào đấy, rất bất ngờ và không có mẹ con tôi.

Trở về, ba cũng chỉ kể với mẹ một vài chuyện vụn vặt, không thành ý nghĩa. Giờ tôi mới biết tại sao trong tủ luôn có những vật đã cũ, bụi phủ và những bức ảnh trắng đen đã phai màu theo thời gian. Cũng như ngôi nhà này, đó là những kỷ vật của gia đình, lưu trữ những kỷ niệm. Nó không mang giá trị vật chất mà quý ở giá trị tinh thần rất lớn.

Ba còn kể cho tôi nghe về cuộc sống của ông bà và các bác, như quay lại một thước phim trong kí ức của ba cho tôi xem. Mặc dù đôi lúc bị pha trộn về thời gian hay thỉnh thoảng lại như cuốn băng bị kẹt nhưng tôi vẫn cảm nhận được những tình cảm giản đơn trong cuộc sống nghèo đói. Tình cảm ấy rất đáng trân trọng.

Cảm ơn món quà của ba! Chẳng phải là con hiểu được luôn sau những gì ba dạy, sau những gì trải qua nhưng đúng là con đã lớn hơn rất nhiều.

Hà Thị Hương Nhi  (Lớp 11 Văn, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Các tin khác

Dòng người vẫn tấp nập và vội vã với dòng chảy thời gian mà chẳng hay đến sự thay đổi muôn màu của cuộc sống. Ngoài đường kia có vô số người qua lại từng giờ, từng phút.

Có những kí ức sáng lấp lánh mà lớp bụi thời gian dẫu có dày đến đâu cũng không thể che mờ được.

Giúp mẹ.
(Ảnh: Lê Trung Kiên)

“Tiền, tiền, tiền, nhìn thấy mặt tao là lại tiền. Tao chết đi thì mày xin ai? Ra xin bố mày ý…” - mẹ lúc nào cũng thế cả nhưng rồi mẹ vẫn cho con những gì con muốn. Con biết là mẹ yêu con gái mẹ nhiều lắm mà!

Tôi vẫn nhớ những lời thầy ngày xưa/ Vẫn vang đều dù trời nắng hay mưa/ Cứ nhẹ nhàng mà sao tha thiết thế?/ Cho đến bây giờ cũng chẳng thể nào quên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục