Xa nhà là xa mẹ
- Cập nhật: Thứ bảy, 25/6/2011 | 8:58:15 AM
Mỗi khi chúng ta lớn lên như cánh chim ra ràng, rồi cũng sẽ khôn lớn và rời khỏi vòng tay mẹ.
Bạn bè bảo số nó luôn phải xa nhà. Xa nhà là xa mẹ. Ngày mà nó đi học xa nhà, phải học trọ, mẹ thương nó lắm. Nhìn nó bé tí tẹo, nhưng mẹ cũng chỉ biết ôm nó thật chặt rồi bảo: “Tí của mẹ cũng lớn rồi! Từ nay về thành phố học, xa nhà, xa mẹ phải biết gắng sức học tập và tự chăm sóc bản thân. Mẹ tin “Tí” của mẹ làm được!”.
Hai chữ - xa mẹ - khiến nó tủi thân vô cùng, sống mũi cay cay, hai gò má đỏ ửng, nước mắt ngân ngấn - ôm mẹ, nó khóc.
Xa nhà là xa mẹ. Vậy mà nhanh quá! Thấm thoắt đã ba năm nó xa nhà, bây giờ đã là cuối năm lớp 12 - cái thời gian quan trọng nhất quyết định một đời người.
Nó biết, ba năm nó đi học xa nhà là ba năm mẹ vất vả. Mẹ nhặt nhạnh, tích cóp từng đồng từng hào lấy tiền cho nó đến trường bằng bạn bằng bè.
Ngày trước mẹ không được đi học nên bây giờ mẹ chỉ cần nó có tương lai tốt đẹp. Mẹ âm thầm hy sinh tất cả cho nó.
Nhà nó nghèo. Nó tự nhủ với lòng mình sẽ biết cầm nắm lấy yêu thương cho dù hôm nay có nhiều ngày xa mẹ. Thương mẹ, nó càng phải nỗ lực và cố gắng học tập, vì cũng chỉ còn hai tháng nữa, bao công lao của mẹ sẽ được nó đáp đền bằng tờ giấy báo kết quả đỗ đại học. Nó biết và nó phải làm được vì mẹ mong và hi vọng ở nó rất nhiều.
Lê Thị Lan Anh (Thôn 10, xã Báo Đáp, Trấn Yên)
Các tin khác
Ta về! Dẫm lên dấu chân hôm qua. Hình như cỏ đã vàng hơn một chút. Những cành cây già bị cưa cụt buông mình rơi xuống lòng đường, vô số vết trầy chồng chất, vô số dấu chân người lướt qua nhau, vô số cát bụi lấp vùi.
Bước vào cấp hai, tôi thật sự bỡ ngỡ với những người bạn mới, những thầy cô giáo mới và cả cách học tập với sách vở mới nữa. Khi ấy, tôi đã được làm quen và trở thành bạn với Ngọc Điệp qua một buổi lao động đầu năm học.
Dường như tóc mẹ ngày càng thêm bạc trắng. Dường như những nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ ngày càng hiện rõ. Dường như mắt mẹ ngày càng chứa đựng nhiều nỗi ưu tư…