Tự hào 55 năm làm theo lời Bác

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/9/2013 | 9:10:12 AM

YBĐT - Lên thăm Yên Bái, Bác Hồ đã khen ngợi những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân đã phấn đấu đạt được. Người nhắc nhở đồng bào phải đoàn kết, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống văn hóa mới để Yên Bái trở thành tỉnh “khá nhất của các tỉnh miền núi”.

Ngày 25/9/1958, tại Kỳ đài lịch sử sân vận động thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái), Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Bái.
Ngày 25/9/1958, tại Kỳ đài lịch sử sân vận động thị xã Yên Bái (nay là thành phố Yên Bái), Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Bái.

Năm 1958, Đảng bộ và nhân dân Yên Bái cùng với cả nước bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa 3 năm, mở rộng vận động cải cách dân chủ gắn với hợp tác hóa. Lên thăm Yên Bái, Bác Hồ đã khen ngợi những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân đã phấn đấu đạt được. Người nhắc nhở đồng bào phải đoàn kết, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống văn hóa mới để Yên Bái trở thành tỉnh “khá nhất của các tỉnh miền núi”. Tình cảm đặc biệt cùng những căn dặn của Người đã cổ vũ, động viên Đảng bộ và nhân dân ra sức thi đua phấn đấu, vừa xây dựng cơ sở ban đầu cho chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu, chi viện cho tiền tuyến.

Ngay đầu năm 1959, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III đã ban hành nghị quyết đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; ra sức phát triển văn hóa - xã hội; đề cao giáo dục, vận động đồng bào vùng cao; mở rộng vận động cải cách dân chủ gắn với hợp tác hóa. Lần đầu tiên, sản lượng lương thực bình quân của tỉnh đạt 463kg/người/năm.

Năm 1960, tỉnh xây dựng được 64 hợp tác xã; mở rộng hệ thống giáo dục bổ túc văn hóa các cấp, xóa cho 3.836 người khỏi nạn mù chữ; từ 2 trạm y tế đã phát triển lên 60 trạm. Đảng bộ đã tập trung vận động, nhân dân hăng hái tham gia tổ đổi công, thực hiện định canh định cư, khai hoang, trồng màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, xây dựng đời sống văn hóa mới...

Suốt những năm đó cho đến lúc Người đi xa, mỗi việc làm tốt, mỗi chiến công vẻ vang của cán bộ, đồng bào đều được Người quan tâm, khen ngợi, biểu dương. Năm 1959, Bác tặng bằng khen cho đồng bào và cán bộ Yên Bái vì thành tích xuất sắc trong “ba thu”; năm 1961, Người tặng bằng khen cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên Yên Bái vì thành tích thực hiện kế hoạch Nhà nước hai năm 1960 - 1961; năm 1963, Bác tặng bằng khen cho nhân dân xã Hưng Khánh vì phong trào bảo vệ trị an khá nhấtcác tỉnh miền núi; khai giảng năm học mới 1963 - 1964, Người gửi phần thưởng cho học sinh Nguyễn Kim Nga, Trường Phổ thông cấp II thị xã Yên Bái và em Đặng Thị Vân, học sinh Trường Phổ thông cấp II Thống Nhất, huyện Trấn Yên vì có nhiều thành tích trong học tập; năm học 1966 - 1967, Bác tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Phổ thông cấp I xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên. Khi quân và dân Yên Bái bắn rơi chiếc máy bay thứ 800 và 801 của giặc Mỹ, Người gửi thư biểu dương, khen ngợi và cũng giai đoạn này, Bác tặng cờ luân lưu về thành tích bắn rơi máy bay F105 cho xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn...

 

Làm theo lời Bác, đồng bào Mông huyện vùng cao Mù Cang Chải đã tích cực tăng gia sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cao.
(Ảnh: Đức Hồng)

Đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân Yên Bái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng quê hương và thực hiện công cuộc đổi mới. Sau hơn 25 năm, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (năm 1991), Yên Bái đã phát triển khá toàn diện và ngày càng vững chắc. Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2005 - 2010) đạt 12,31%; GDP bình quân đầu người đạt 10,8 triệu đồng; lương thực bình quân đầu người 320kg/người/năm.

Nông nghiệp phát triển nhanh, toàn diện; công nghiệp tăng trưởng cao; thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá; tổng vốn đầu tư trên địa bàn 17.390 tỷ đồng, gấp 3,1 lần giai đoạn 2001 - 2005; hệ thống thủy lợi, thông tin, viễn thông, lưới điện, hạ tầng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao... phát triển nhanh và khá đồng bộ. Tỉnh đã quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, nhất là hai huyện đặc biệt khó khăn Trạm Tấu, Mù Cang Chải; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đời sống của đồng bào được cải thiện một bước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái chung sức chung lòng, vượt qua nhiều khó khăn, đạt nhiều kết quả tích cực trên các mặt. Tổng sản phẩm xã hội năm 2012 ước đạt 4.799 tỷ đồng, đứng thứ 6 trong 12 tỉnh Tây Bắc; GDP bình quân đầu người 16,6 triệu đồng/năm; tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 trong vùng; tạo việc làm mới cho 17.700 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,37%...

Học tập tấm gương đạo đức của Bác và thực hiện lời căn dặn của Người, Đảng bộ luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, nhất là thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; làm cho mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, nhân dân với Đảng ngày càng bền chặt.

Kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái, Đảng bộ và nhân dân Yên Bái nguyện đoàn kết, thi đua, nỗ lực phấn đấu, lấy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác làm động lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra, xây dựng Yên Bái thành tỉnh phát triển toàn diện, vững chắc, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

P.V

Các tin khác

YBĐT - Chúng ta phấn khởi, tự hào kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2013) giữa lúc toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Việc hình thành các làng nghề tạo diện mạo mới cho thành phố trẻ.

YBĐT - “Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi, liệu các cô, các chú có hứa với Bác thực hiện được không?” - lời đề nghị, câu hỏi của Bác trong buổi nói chuyện sáng mùa thu lịch sử ấy hơn nửa thế kỷ qua đã trở thành động lực và quyết tâm để nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, Đảng bộ, nhân dân thành phố Yên Bái nói riêng thi đua học tập, lao động sản xuất góp sức dựng xây quê hương ngày một giàu mạnh.

Ông Hoàng Văn An (thứ 3 từ trái sang) kể về những ngày đầu trồng đồi quế ơn Bác.

YBĐT - Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ lên thăm Yên Bái. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu trồng cây, gây rừng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Việc ban hành Luật Đầu tư công cần phải tác động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu đầu tư; tăng cường, siết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém trong quản lý Nhà nước về đầu tư công hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục