Thời hạn nhập ngũ 24 tháng, thu hẹp đối tượng tạm hoãn

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/8/2014 | 2:15:54 PM

Những điểm mới này trong dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi nhận được nhiều ý kiến đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh báo cáo, giải trình tại phiên làm việc sáng 14/8.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh báo cáo, giải trình tại phiên làm việc sáng 14/8.

Tiếp tục phiên làm việc, sáng nay (14/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Các ý kiến đều cho rằng cùng với sự phát triển về mọi mặt của đất nước và yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập chưa phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong tổ chức thực hiện, ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng Quân đội. Do đó, việc sửa đổi Luật là cần thiết và phải có sự đổi mới để tạo ra nhận thức mới trong thực hiện nghĩa vụ công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

Nâng thời hạn để đảm bảo chất lượng huấn luyện

Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng; hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng. Dự thảo Luật sửa đổi đề nghị thống nhất quy định chung một thời hạn là 24 tháng để đảm bảo chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã xây dựng Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không không quân và một số binh chủng tiến thẳng lên hiện đại. Do đó, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng, không đủ thời gian huấn luyện chương trình, nội dung về giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chiến đấu của quân nhân và huấn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị.

Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng và Nhà nước giao như: cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, công tác dân vận..., đã ảnh hưởng đến chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Vì vậy, thời hạn phục vụ tại ngũ 18 tháng không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu xây dựng Quân đội trong tình hình mới.

Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã được trang bị nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi phải có đủ thời gian huấn luyện để làm chủ vũ khí, trang bị, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

Mặt khác, do Luật hiện hành quy định hai thời hạn phục vụ tại ngũ khác nhau (18 tháng và 24 tháng), nên hằng năm phải tổ chức tuyển quân, giải quyết xuất ngũ hai đợt đã chi phối, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của Quân đội, các địa phương, đơn vị, gây tốn kém về vật chất và thời gian.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng để đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, việc thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng, không phân biệt thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là cần thiết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đồng ý với việc tăng lên 24 tháng để đảm bảo chất lượng huấn luyện, tính công bằng và đỡ dẫn đến tâm tư cùng nhập ngũ nhưng người ra trước, người ra sau.

Thu hẹp đối tượng tạm hoãn, miễn nhập ngũ

Về đối tượng tạm hoãn gọi công dân nhập ngũ thời bình, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học trong thời bình quá rộng, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi công dân nhập ngũ.

Dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) chỉ quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học phổ thông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân để nâng cao chất lượng gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội về thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đối với công dân đang học chương trình đào tạo đại học được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ nhằm tạo nguồn lực phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sau khi tốt nghiệp sẽ gọi nhập ngũ. Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các nhà trường thuộc các cơ sở giáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả để sau khi hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ sẽ được các nhà trường thuộc các cơ sở giáo dục tiếp nhận lại để tiếp tục học tập.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Nguyễn Kim Khoa cho biết đa số ý kiến Thường trực Ủy ban cho rằng việc thu hẹp đối tượng tạm hoãn là hợp lý để bảo đảm công bằng xã hội, tuy nhiên đề nghị nghiên cứu các ý kiến để khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập.

Ủy ban cũng đề nghị không phân biệt diện tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với sinh viên đại học, cao đẳng đang học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội học tập trong giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục. Đồng thời nghiên cứu quy định độ tuổi gọi nhập ngũ để có thể gọi số thanh niên đã hoàn thành chương trình các bậc học cao tham gia thực hiện NVQS tại ngũ, khắc phục tình trạng như thời gian qua là gọi nhập ngũ chủ yếu chỉ tập trung vào con em nông dân, tỷ lệ gọi số thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng rất thấp, tránh các biểu hiện trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh Hiến pháp 2013 thể hiện rất rõ nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân nên đối tượng tạm hoãn hoặc miễn cần phải rà soát, thu hẹp; tuy nhiên cần nghiên cứu tạo cơ chế để đối tượng lựa chọn phương thức, thời điểm thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai đề nghị cần có điều nguyên tắc đến tuổi thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Hiến pháp vì “trong tình hình hiện nay, không những thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà việc giáo dục thế hệ trẻ trách nhiệm đối với Tổ quốc cũng rất quan trọng”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Đồng chí Lưu Văn Đoàn (thứ tư, phải sang) - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên thăm hỏi, động viên đồng bào Dao xã Đại Sơn thu hoạch quế.

YBĐT - Huyện Văn Yên có 11 dân tộc chung sống và đồng bào các dân tộc thiểu số sống xen kẽ ở 27 xã, thị trấn, chủ yếu ở vùng nông thôn, sản xuất chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Đồng bào các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, một lòng tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng và Bác Hồ.

YBĐT - Thường trực Tỉnh ủy làm việc với cán bộ chủ chốt Viện KSND tỉnh; Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Yên Bình lần thứ II năm 2014; Đại hội Hội LHTN Việt Nam thị xã Nghĩa Lộ lần thứ IV; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tại Văn Chấn; Công điện khẩn về phòng, chống mưa lũ; Tập huấn phòng chống virus Ebola…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý phát biểu ý kiến tại phiên họp.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 13/8, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau về dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Các đại biểu trao đổi phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội 2014 - 2019.

YBĐT - Dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ II có các đồng chí đại diện Ban tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ II; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và 120 đại biểu tiêu biểu chính thức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục