Thông qua Nghị quyết Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/1/2023 | 3:04:27 PM

Với 449/489 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 90,52%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều 9/1/2023.
Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV chiều 9/1/2023.


Tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2 chiều 9/1/2023, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với 449/489 ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 90,52%), Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết này.

Trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, UBTVQH tiếp thu và đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, bảo đảm phù hợp với Chiến lược và các Nghị quyết về phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương đã được ban hành. Đồng thời đã rà soát lược bỏ những nội dung quá cụ thể, chi tiết để cụ thể hóa ở các quy hoạch cấp dưới, bảo đảm yêu cầu bao quát, ngắn gọn.

Đối với đề nghị bổ sung định hướng hình thành cơ quan điều phối vùng, UBTVQH đã tiếp thu và thể hiện tại điểm đ khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị quyết giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng; nâng cao hiệu quả hoạt động hội đồng điều phối vùng gắn với các nhiệm vụ điều phối, thúc đẩy liên kết cụ thể; nghiên cứu việc xây dựng cơ chế về phối hợp nguồn lực giữa các địa phương.

Đồng thời, sắp xếp lại kết cấu của dự thảo Nghị quyết về vùng kinh tế - xã hội, vùng động lực phát triển, hành lang kinh tế để làm rõ hơn sự liên kết. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ hơn các nội dung theo ý kiến ĐBQH để cụ thể hóa trong các quy hoạch vùng.

UBTVQH cũng tiếp thu chỉnh lý danh mục là danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia. Đồng thời, rà soát đưa một số dự án quan trọng trong lĩnh vực giao thông đang được triển khai và sẽ tiếp tục được triển khai, một số dự án có vai trò quan trọng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ quy hoạch và giai đoạn tiếp theo đã được xác định trong Chiến lược phát triển, các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của Quốc hội. 

Liên quan đến đề nghị làm rõ thêm cơ sở xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế các vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn so với tốc độ phát triển trung bình chung của quốc gia, trong khi quy mô kinh tế các vùng này ở mức cao hơn nhiều so với bình quân chung, UBTVQH cho biết, mục tiêu tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng của dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia đã phù hợp với Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7/10/2022 và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng.

Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, các mục tiêu này cũng thể hiện định hướng tập trung nguồn lực cho 2 vùng động lực để phát triển hạ tầng và thu hút đầu tư, bảo đảm vai trò đầu tàu, dẫn dắt sự phát triển của quốc gia.

Về ý kiến đề nghị xác định rõ phạm vi không gian biển UBTVQH cho biết phạm vi không gian biển được quy định tại Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24/7/2020 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển. 

Do đó, Quy hoạch tổng thể quốc gia chỉ đưa ra những định hướng lớn về phát triển không gian biển; các nội dung về việc phân vùng chức năng, sắp xếp, phân bổ và tổ chức không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời sẽ được xác định cụ thể trong Quy hoạch không gian biển quốc gia.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Ông Nguyễn Vũ Hải sẽ điều hành hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời gian Cục trưởng phục vụ công tác điều tra

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao ông Nguyễn Vũ Hải tạm thời điều hành hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời gian Cục trưởng phục vụ công tác điều tra.

Quang cảnh phiên họp sáng 9-1

Sáng 9-1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ hai, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan; việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.

Sau 4 ngày làm việc, chiều nay 9/1, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc và biểu quyết thông qua nhiều nội dung rất quan trọng.

Phát khẩu trang miễn phí tại lễ hội cổ truyền phường Phú Lương (quận Hà Đông, Hà Nội). Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục