Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức 3 nước châu Âu
- Cập nhật: Thứ hai, 3/3/2008 | 12:00:00 AM
Sáng 3/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng phái đoàn Việt Nam lên đường sang thăm chính thức 3 nước châu Âu: Anh (3-6/3), Đức (6-8/3) và Ailen (9-10/3).
|
Kiểm nghiệm vị thế mới
Trước đó, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, chuyến thăm nhằm thiết lập khuôn khổ cho mối quan hệ đối tác toàn diện, nhất là với Anh, Đức, hai nước chủ chốt trong EU, thành viên của P5+1 (các nước thường trực trong HĐBA LHQ + Đức), vừa kiểm nghiệm vừa nâng cao vị thế quốc tế mới của Việt Nam.
Chuyến công du đầu năm mới 2008 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kiểm nghiệm vừa nâng cao vị thế quốc tế mới của Việt Nam. Tại cuộc họp báo trước chuyến thăm, đại diện hai nước Đức và Anh đều khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực, đặc biệt trong vai trò thành viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc. Phía Anh mong muốn Việt Nam sẽ đóng vai trò tích cực trong hợp tác đa phương ASEAN, EU cũng như trong cải tổ các tổ chức quốc tế như LHQ.
Đại sứ Đức Rolf Peter Gottfried Schulze cho biết, "Hiếm có chuyến thăm cấp cao nào tới Đức lại được sắp xếp một chương trình phong phú, đa dạng đến vậy với rất nhiều cuộc gặp gỡ. Điều đó chứng tỏ Đức rất coi trọng mối quan hệ với Việt Nam".
Đầu tư – thương mại: Ưu tiên thảo luận
Nội dung hợp tác trong đầu tư, thương mại được đánh giá là ưu tiên trong nghị trình làm việc 10 ngày bận rộn tại 3 nước châu Âu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tháp tùng Thủ tướng là một đoàn DN đông đảo với khoảng 100 lãnh đạo các DN Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đại sứ Đức tại Việt Nam Schulze cho biết Thủ tướng Merkel rất quan tâm đến việc tham gia của doanh nghiệp Đức vào dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên tại Việt Nam… Phía Đức cũng sẽ đề cập khả năng hợp tác trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam như hệ thống tàu điện ngầm ở TP. Hồ Chí Minh.
Trước đó, trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức Đức Frank-Walter Steinmeier tại Việt Nam, nhiều DN hàng đầu của Đức đã sang nghiên cứu và khảo sát thị trường Việt Nam, trong đó có tập đoàn hoá chất lớn nhất thế giới BASF.
Ngoại trưởng Đức cho biết, với hai chuyến thăm cấp cao ngay đầu năm 2008 này, Đức đang nhìn nhận đầy đủ hơn về một đất nước vẫn còn bị che khuất ở châu Á bởi hai cường quốc phát triển mạnh là Trung Quốc và Ấn Độ.
Đại sứ Anh cũng cho hay, trong chuyến thăm này, hai nước sẽ đạt được những thoả thuận ấn tượng trong kinh tế - thương mại và đầu tư.
Nhiều thoả thuận hợp tác trong giáo dục – đào tạo cũng sẽ được bàn thảo trong nghị trình làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại châu Âu. Thoả thuận về thành lập trường ĐH Việt - Đức sẽ sớm được triển khai trên thực tế. Đức cũng sẽ giúp bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế cao cấp cho Việt Nam… Việt Nam cùng với Anh sẽ thoả thuận về hợp tác đào tạo sau đại học.
Ngoài việc thúc đẩy đầu tư và giao thương và hợp tác về giáo dục đào tạo, phía Việt Nam hy vọng học hỏi được nhiều kinh nghiệm về điều hành chính sách tiền tệ thông qua các cuộc gặp với thống đốc ngân hàng Ailen, thống đốc ngân hàng chung châu Âu và khu tài chính London.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Vừa qua, Hội nghị Hợp tác và Phát triển giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ Tư đã được tổ chức tại thành phố Xihanúcvin, Campuchia. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Sar Kheng đã đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện các bộ, ngành và lãnh đạo các địa phương biên giới hai nước Việt Nam và Campuchia.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sơn La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh là tỉnh khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao so với cả nước, 37%, Sơn La phải dành ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo.
Từ ngày 29-2 đến 1-3, tại Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đã diễn ra cuộc họp vòng hai Ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Ngày 29 tháng 12 tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức họp bất thường về phán quyết của toàn án phúc thẩm liên bang Mỹ trong vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam.