Học tập Bác ở ngôi trường mang tên Bác
- Cập nhật: Thứ tư, 21/5/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ở Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái), cách thức tổ chức thi kể chuyện về Bác đã trở thành một tiết học đặc biệt được toàn trường đón đợi. Tiết học đặc biệt ấy đã thực sự chuyển tải, thấm nhuần một cách hiệu quả nhất những bài học đạo đức, những gửi gắm mà Bác Hồ hàm ý qua từng câu chuyện tới học sinh toàn trường và cả các thầy cô giáo một cách sâu sắc nhất.
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mỗi địa phương, mỗi cơ quan đơn vị đều có một chương trình hành động cụ thể thiết thực làm sao để tấm gương đạo đức của Bác đi vào cuộc sống của mỗi người. Trong rất nhiều cách để chuyển tải bài học đạo đức của Bác thì các cuộc thi kể chuyện về Bác dường như hiệu quả và thiết thực hơn cả. Ở Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, cách thức tổ chức thi kể chuyện về Bác đã trở thành một tiết học đặc biệt được toàn trường đón đợi. Tiết học đặc biệt ấy đã thực sự chuyển tải, thấm nhuần một cách hiệu quả nhất những bài học đạo đức, những gửi gắm mà Bác Hồ hàm ý qua từng câu chuyện tới học sinh toàn trường và cả các thầy cô giáo một cách sâu sắc nhất.
Là ngôi trường được vinh dự mang tên Bác, cuộc vận động càng có ý nghĩa hơn với thầy và trò nhà trường. Ngay từ những ngày đầu năm học nhà trường đã xây dựng chương trình hành động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh xuyên suốt cả năm học. Ngoài các bước triển khai cuộc vận động theo hướng dẫn chung đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhà trường đã tổ chức cuộc thi kể chuyện về Bác trong đó lấy chi đoàn học sinh làm nòng cốt.
Mỗi câu chuyện tham gia cuộc thi của từng chi đoàn được dàn dựng thành một chương trình bao gồm: lời giới thiệu về hoàn cảnh ra đời; các chỉ dẫn lịch sử của câu chuyện; phần kể chuyện; phần lời bình là những cảm nhận, những bài học rút ra từ câu chuyện kể về Bác... Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ, thơ, nhạc phụ hoạ. Mỗi chương trình dự thi của từng chi đoàn được lên lịch thể hiện vào cuối giờ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần trong thời gian 10 - 15 phút. Với cách thức tổ chức ấy, cuộc thi đã thực sự trở thành tiết học đặc biệt đối với mỗi học sinh và các thầy cô giáo trong toàn trường.
Việc tổ chức cuộc thi kể chuyện trong các chi đoàn học sinh đã có tác dụng tốt đối với các em. Thông qua việc tìm hiểu, sưu tầm các câu chuyện về Bác, rồi tập luyện, xây dựng chương trình dự thi như tập kể chuyện và thể hiện lời bình về bài học, sự cảm nhận của các em qua mỗi câu chuyện về Bác chính là bài học đạo đức quý giá mà các em được đọc, được nghe, được hiểu và có những cảm nhận cho riêng mình. Với giọng kể trong sáng, lối thể hiện lời bình một cách thuyết phục, hàm chứa các em đã thực sự khiến người nghe xúc động với các câu chuyện kể về lối sống giản dị, khiêm nhường, tình cảm sâu nặng Bác dành cho mọi người, đặc biệt là đối với lứa tuổi trẻ... Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành có 17 chi đoàn học sinh và 17 câu chuyện đã được thể hiện qua 17 tuần. Rất nhiều câu chuyện cảm động đã được các em kể lại, và cũng có rất nhiều những bài học đạo đức gắn liền với lối sống, phong thái, đức tính cần kiệm, giản dị...của Bác được chuyển tải.
Có thể nói, từ khi phát động cuộc thi kể chuyện về Bác giờ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần luôn được các em đón đợi với bồi hồi cảm xúc. Mỗi chương trình dự thi được chấm điểm cụ thể, thang điểm cao nh?t dành cho phần thể hiện lời bình, những cảm nhận sâu sắc của các em qua câu chuyện. Đó cũng chính là mục đích và ý nghĩa lớn lao nhất mà nhà trường hướng tới qua cuộc thi này. Ngày 19/5/2008, kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Bác kính yêu được ấn định để tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi.
Thầy Nguyễn Văn Tiến – Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn nhà trường cho biết: "Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động, trong năm học tới nhà trường cũng có một số dự định trong chương trình hành động có thể tổ chức các cuộc thi viết lời bình qua các câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác như tinh thần tiết kiệm, lòng nhân ái... Qua đó, các em học sinh có cơ hội thể hiện sâu sắc hơn nhận thức, suy nghĩ và hành động của mình trong việc học và làm theo Bác. Cách thức tổ chức này, đối tượng học sinh tham gia sẽ được mở rộng có thể tất cả học sinh đều được tham gia viết lời bình. Thông qua các bài viết của các em, nhà trường cũng có thể nắm bắt được suy nghĩ, cảm nhận của học sinh để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong việc rèn, dạy, uốn nắn các em...". Có lẽ đây sẽ là cách thức mới trong việc triển khai bước tiếp theo của cuộc vận động là "...làm theo Bác" mà tin rằng nó sẽ thực sự hiệu quả và thiết thực đối với các em học sinh khi nhà trường triển khai.
Vào những ngày tháng năm này, thầy và trò Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đang bận rộn hoàn tất những công việc cuối cùng của năm học 2007- 2008. Tiết trời đã vào hạ, phượng đã thắp lửa đầu cành, chúc thầy và trò nhà trường một năm học thắng lợi về mọi mặt, xứng đáng là một trong những ngôi trường hàng đầu của tỉnh được vinh dự mang tên Bác kính yêu!
Ngọc Tú
Các tin khác
Ngày 20/5/2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Hội Chữ thập đỏ Việt Nam căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Hội và thông lệ quốc tế, kêu gọi huy động nguồn lực của nhân dân Việt Nam giúp đỡ nhân dân Trung Quốc đã bị thiệt hại do động đất tại tỉnh Tứ Xuyên vào giữa tháng 5/2008; giúp đỡ nhân dân Myanmar bị thiệt hại do cơn bão Nargis đầu tháng 5/2008.
YBĐT - Thực hiện lời dạy của Bác, trong suốt 35 năm qua, cán bộ, chiến sỹ lực lượng kiểm lâm Yên Bái đã không nề gian khổ, hiểm nguy, luôn làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa có thư gửi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ nhân Ngày truyền thống phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2008, toàn văn như sau:
Bác từng nói, hoài bão lớn nhất của Bác là “dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do, mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, đều được học hành”. Để lái con tàu cách mạng Việt Nam đi đến mục tiêu ấy Bác đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, mất mát.