Đổi mới trên đất chiến khu

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/8/2010 | 3:17:41 PM

YBĐT - Chia tay Việt Hồng trong tôi lâng lâng một cảm xúc và trân trọng những con người nơi đây đã vượt qua khó khăn, một lòng theo Đảng, theo cách mạng đánh đuổi kẻ thù, cùng nhân dân cả nước phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng ấm no hạnh phúc.

Đình Làng Vần được công nhận di tích lịch sử cách mạng.
Đình Làng Vần được công nhận di tích lịch sử cách mạng.

Người dân Việt Hồng huyện Trấn Yên (Yên Bái) nguyện một lòng theo Đảng, theo cách mạng, góp công, góp của nuôi giấu cán bộ, đấu tranh quật cường chống giặc ngoại xâm. Lòng yêu nước ấy chẳng những luôn rực cháy trong các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà cả trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Những bản, làng xưa có nhiều đổi thay rõ rệt, đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ấm no và đang bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. 

Trước Cách mạng tháng Tám, Xứ ủy Bắc Kỳ và Đảng bộ tỉnh đã chọn Việt Hồng làm hậu phương vững chắc, xây dựng căn cứ cách mạng an toàn cho cán bộ Trung ương và Đội du kích Âu Cơ trong những ngày đầu mới thành lập. Nhiều gia đình trở thành cơ sở cách mạng nuôi giấu cán bộ, nhà nhà tự nguyện quyên góp ủng hộ kháng chiến bằng ngày công, bằng tiền của. Những địa danh như: Hang Dơi, núi Nả từ lâu đã trở thành hậu cứ vững chắc của cách mạng; Đình Chung nơi Đội du kích Âu Cơ làm lễ tế cờ một lòng theo Đảng; nhà ông Trần Đình Khánh một cơ sở hoạt động của cán bộ cách mạng… nay đã đi vào lịch sử. Từ phong trào cánh mạng ở Việt Hồng đã góp phần không nhỏ vào giải phóng Văn Chấn, Phù Yên, Văn Bàn và cả khu vực Tây Bắc.

Hôm nay, trở lại vùng đất chiến khu năm xưa vào những ngày tháng Tám trong tôi không khỏi xúc động bởi những nét đổi thay đến tự hào. Các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng điện - đường - trường - trạm được xây dựng khang trang, Việt Hồng đang thay da, đổi thịt và trên bước đường xây dựng nông thôn mới. trong những năm đầu cách mạng bản Nả là bản phải hứng chịu nhiều khó khăn gian khổ hơn cả, bởi giặc đàn áp, cướp bóc, tàn phá nặng nề. Thế nhưng, dù gian khổ, mất mát, người dân nơi đây vẫn luôn một lòng theo Đảng, theo cánh mạng đứng lên khởi nghĩa. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, bà con trong bản đã định canh, định cư, xây dựng quê hương. Bản, làng đã không ngừng đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của bà con từng bước nâng cao…

Chỉ vài chục ha ruộng nước nhưng người dân Việt Hồng đã biết đưa các giống lúa lai vào sản xuất, đưa năng suất lúa đạt trên 105 tạ/ha, cao gấp đôi so với năm 1990. Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng di tích Chiến khu được khoanh nuôi bảo vệ, đồi, núi trọc được phủ xanh bằng quế và những loại cây nguyên liệu giấy giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập kinh tế cao từ phát triển vốn rừng. Phong trào chăn nuôi phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm với sản lượng thịt cung cấp cho thị trường đạt hàng chục tấn.

Bí thư Đảng ủy xã Phạm Xuân Cánh phấn khởi cho biết: “Việt Hồng hôm nay tuy chưa phải là xã giàu, nhưng trong vài năm trở lại đây đã có bước phát triển khá toàn diện. không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 14%, thu nhập bình quân đạt 8,5 triệu đồng/người/năm, 40% số hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, 75% số hộ có xe máy,  99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, 7/7 bản có đường nhựa đến trung tâm. Vui hơn, là người dân Việt Hồng đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, người dân biết trồng, tu bổ rừng và làm giàu từ rừng”.

Là địa phương có diện tích rừng và đất rừng lớn, do vậy xã đã lấy phát triển kinh tế đồi rừng làm khâu đột phá, hơn 1.600 ha rừng được khoanh nuôi bảo vệ tốt, 600 ha rừng kinh tế đã đến kỳ khai thác. Bình quân mỗi năm người dân khai thác trên 5 ngàn m3 gỗ rừng trồng thu về 4,5 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình trở nên giàu có từ rừng như hộ ông: Hoàng Đình Lân, bản Phạ trồng 10 ha rừng bồ đề, keo và 1 ha quế; ông Nguyễn Văn Minh có 8 ha rừng nguyên liệu; Vũ Quốc Toản có 4 ha…

Không chỉ trồng rừng, để nâng cao giá trị kinh tế, trên địa bàn xã đã có 3 cơ sở thu mua và chế biến gỗ rừng trồng với công suất hàng chục m3 gỗ mỗi ngày, giải quyết việc làm cho trên 30 lao động. Bên cạnh phát triển nghề rừng xã còn đẩy mạnh phong trào thâm canh lúa nước, nhờ đó xã không chỉ đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn mà đã và đang sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao cung cấp ra thị trường. Phong trào chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa phát triển rộng khắp, có nhiều hộ chăn nuôi với quy mô gần trăm đầu lợn như gia đình ông Hoàng Ngọc Liên, bản Vần, Hoàng Thị Liên, bản Din, bình quân mỗi năm Việt Hồng cung ứng cho thị trường trên 1.200 tấn lợn thu về trên 2,5 tỷ đồng.

Nói về sự đổi thay trên quê hương chiến khu ông Hoàng Văn Lục năm nay đã ngoài 80 tuổi xúc động: “Đổi mới nhiều lắm, trước đây có nằm mơ cũng chẳng dám nghĩ tới một con đường nhựa từ xã đến các xã khác chứ nói gì đến thôn bản. Hôm nay các ngả đường từ xã về các bản đã và đang được rải nhựa phẳng lỳ. Đình Chung trước đây nay đã là Trường cấp I-II Việt Hồng được xây dựng khang trang, con cháu ngày ngày được đến trường, tối về học bài dưới ánh điện lưới quốc gia. Đời sống, vật chất nhân dân được nâng lên rất nhiều, cái đói đã không còn, cái nghèo đang dần trở thành quá khứ. Chúng tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm”. 

Chia tay Việt Hồng trong tôi lâng lâng một cảm xúc và trân trọng những con người nơi đây đã vượt qua khó khăn, một lòng theo Đảng, theo cách mạng đánh đuổi kẻ thù, cùng nhân dân cả nước phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng ấm no hạnh phúc.

Thanh Phúc

Các tin khác
Nông dân xã Quy Mông (Trấn Yên) nhận tiền hỗ trợ trồng cây đao riềng từ chương trình khuyến nông.

YBĐT - Tại kỳ họp thứ 13 - Hội đồng nhân dân xã khóa XVIII, các đại biểu đã nghị quyết duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 từ 10,5% trở lên; thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/năm.

Ngô Ngọc Tuấn  - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu nói chuyện với đồng bào Mông xã Bản Công về làm đường giao thông nông thôn và sản xuất vụ lúa xuân để xóa đói giảm nghèo.

YBĐT - Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, sự quan tâm của các ngành, Đảng bộ và nhân dân huyện Trạm Tấu quyết tâm vượt khó, đưa Trạm Tấu thoát khỏi huyện nghèo, vững bước đi lên trên con đường đổi mới.

Cao Phạ hôm nay. (Ảnh: Đức Hồng)

YBĐT - Với những thành tích đã đạt được, năm 1998, xã Cao Phạ được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đó là phần thưởng cao quí dành cho Đảng bộ, chính quyền xã, dành cho những người con của núi rừng Khau Phạ đã lập được nhiều chiến công hiển hách, chung tay xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp.

Ruộng bậc thang của đồng bào Mông ở xã Xà Hồ (Trạm Tấu).

YBĐT - Ngày 23/7/2010, tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thường kỳ và 3 nghị quyết chuyên đề. Xin giới thiệu tóm tắt nội dung cơ bản của 3 nghị quyết chuyên đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục