Trách nhiệm của chủ rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/9/2013 | 2:41:17 PM

YBĐT - Từ năm 2012, tỉnh Yên Bái thực hiện chính sách chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định 99 của Chính phủ. Đây là một bước ngoặt chính sách đối với nghề rừng trên địa bàn tỉnh và các địa phương có thế mạnh về rừng.

Rừng được bảo vệ, phát triển tốt hơn cũng đồng nghĩa được hưởng phí DVMTR nhiều hơn.
(Ảnh: T.P)
Rừng được bảo vệ, phát triển tốt hơn cũng đồng nghĩa được hưởng phí DVMTR nhiều hơn. (Ảnh: T.P)

Những tổ chức khai thác nguồn lợi từ rừng như các nhà máy thủy điện, doanh nghiệp nước, du lịch... sẽ phải trả phí DVMTR. Nguồn thu này được chi trả cho các chủ rừng và người bảo vệ rừng.

Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thì các chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có các quyền sau: được yêu cầu người sử dụng DVMTR (nếu chi trả trực tiếp) hoặc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng (nếu chi trả gián tiếp) chi trả tiền sử dụng DVMTR theo quy định của Nhà nước, được cung cấp thông tin về các giá trị DVMTR, số tiền chi trả DVMTR được nhận trong năm, được tham gia vào việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước trong thực hiện chi trả DVMTR.

Và để được chi trả DVMTR theo quy định, các hộ dân là chủ rừng phải ký cam kết bảo vệ, cung ứng DVMTR với các cơ quan chức năng và có trách nhiệm thực hiện theo cam kết đã ký: bảo vệ tốt diện tích rừng, không để hao hụt diện tích và không để xảy ra chặt phá, đốt nương làm rẫy, khai thác trái phép.

Khi phát hiện thấy hành vi xâm hại đến rừng phải có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu và lập biên bản kịp thời, sau đó, báo kiểm lâm địa bàn và UBND xã sở tại phối hợp giải quyết theo quy định Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Nếu các hộ, nhóm hộ nhận khoán, bảo vệ rừng để rừng bị tàn phá, cháy, khai thác trái phép lâm sản trong diện tích quản lý thì sẽ không được nhận phí DVMTR.

Các chủ hộ, nhóm hộ chỉ được nhận tiền phí DVMTR sau khi đã được cơ quan chức năng nghiệm thu xác định rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR. Nếu khu rừng cung ứng DVMTR bị thiệt hại do thiên tai (bị cháy, bão tàn phá, lũ cuốn trôi) làm cho rừng không còn khả năng cung ứng DVMTR thì diện tích bị thiệt hại không được tiếp tục chi trả phí DVMTR.

Đối với khu rừng là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng cung ứng DVMTR cho cơ sở sản xuất thủy điện, đồng thời vẫn thực hiện việc khai thác lâm sản thì được quy định: trong trường hợp chủ rừng thực hiện khai thác lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ), nhưng khu rừng sau khai thác vẫn đủ điều kiện cung ứng DVMTR thì được chi trả tiền DVMTR. Việc xác định diện tích rừng đủ điều kiện cung ứng DVMTR được áp dụng theo quy định tại khoản 4, điều 2 - Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khi chất lượng rừng cung ứng DVMTR tốt lên thì chủ rừng được tăng mức chi trả phí DVMTR.

Theo quy định tại điều 3, Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT: Hệ số K được xác định cho từng lô trạng thái rừng, làm cơ sở để tính toán mức tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng. Hệ số K của từng lô trạng thái rừng là tích hợp từ các hệ số K thành phần trong đó có hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo trạng thái và trữ lượng rừng. Hệ số K1 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng giàu, 0,95 đối với rừng trung bình, và 0,90 đối với rừng nghèo và rừng phục hồi.

Như vậy, khi rừng chuyển từ trạng thái rừng trung bình sang rừng giàu thì hệ số K1 thay đổi tăng lên, làm tăng hệ số K. Chủ khu rừng được tăng mức chi trả. Cũng theo quy định tại điều 4 - Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT: Hệ số K cho một lô rừng cụ thể được xác định lại khi có sự thay đổi hệ số K thành phần, do chủ rừng đề nghị hoặc thông qua kết quả nghiệm thu rừng hàng năm, được cơ quan có thẩm quyền xác định.

Cơ quan nghiệm thu, thì theo quy định tại khoản 3, điều 2 - Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT, cơ quan nghiệm thu được xác định như sau: đối với chủ rừng là tổ chức và các tổ chức không phải là chủ rừng nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng: ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối tổ chức việc nghiệm thu, đánh giá số lượng, chất lượng rừng và xác nhận cho các chủ rừng.

Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn là hạt kiểm lâm cấp huyện được UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện nghiệm thu theo đề nghị của UBND cấp huyện hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với trường hợp hạt kiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý trên địa bàn nhiều huyện).

N.T

Các tin khác

YBĐT - Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế thị xã Nghĩa Lộ, Lê Giang Nam được giao phụ trách mảng thu thuế ngoài quốc doanh. Việc tiếp xúc với các doanh nhân, các tiểu thương là chuyện thường ngày. Nói năng rành rẽ, tác phong cởi mở, nhẹ nhàng, Nam như người thân của các chủ doanh nghiệp, các tiểu thương hơn là người đến đốc thuế. Có lẽ luật thuế mới, những tuyên ngôn ngành thuế đã rèn luyện nên người Phó chi cục trưởng như ngày hôm nay?

Nông dân thị xã Nghĩa Lộ thu hoạch lúa mùa sớm.
(Ảnh: Đức Hồng)

YBĐT - Vụ đông năm 2013 - 2014, ngành nông nghiệp Yên Bái và các huyện, thị, thành phố phấn đấu đưa vào gieo trồng gần 9.000ha (Lục Yên 1.420ha, Văn Yên 1.900ha, Trấn Yên 1.300ha, Văn Chấn 2.150ha, Yên Bình 1.350ha, thị xã Nghĩa Lộ 500ha, thành phố Yên Bái 380ha), trong đó có 5.000ha ngô, còn lại là khoai lang, khoai tây và rau màu các loại.

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc tạm nhập, tái xuất, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

Nông dân xã Vĩnh Kiên (Yên Bình) chăm sóc ngô đông.

YBĐT - Để tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn chú trọng phát triển cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu giành được 300 tỷ đồng, trung bình đạt 28 - 30 triệu đồng/ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục