"Vốn do WB tài trợ được quản lý an toàn và sử dụng hiệu quả"
- Cập nhật: Thứ ba, 22/7/2014 | 7:52:51 AM
Ngày 21/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết thúc Dự án Tài chính Nông thôn III.
Nhiều dự án có nguồn vốn từ WB mang lại hiệu quả kinh tế cao.
|
Dự án Tài chính Nông thôn III nằm trong chuỗi 3 dự án Tài chính Nông thôn có tổng trị giá 548 triệu USD, trong đó riêng Dự án Tài chính Nông thôn III là 200 triệu USD do WB tài trợ, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, BIDV là ngân hàng đầu mối bán buôn.
Nguồn vốn của dự án nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ thực hiện các Chương trình có mục tiêu tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người nghèo, đặc biệt là người nghèo nông thôn.
Theo đó, tính đến này 31/12/2013, toàn bộ khoản tín dụng 200 triệu USD đã được giải ngân hoàn toàn, góp phần tăng cung ứng nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp nông thôn, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, hỗ trợ đắc lực chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.
Theo lãnh đạo BIDV, qua 5 năm triển khai Dự án, cùng với nguồn vốn bổ sung từ các định chế tài chính và đóng góp của người vay cuối khi tham gia dự án, nguồn vốn dự án đã tạo ra tổng mức đầu tư tại khu vực nông thôn lên đến 487 triệu USD (tương đương 9.800 tỷ đồng), trong đó khoảng 90% là đầu tư trung và dài hạn.
Như vậy, ước tính mỗi đồng vốn vay từ WB đã tạo ra 2,62 đồng đầu tư vào nền kinh tế nông thôn. Hơn 135.000 người dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn, trong đó có hơn 70.000 hộ gia đình nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn của dự án. Dự án Tài chính Nông thôn III đã tạo ra trên 140.000 việc làm mới ở khu vực nông thôn. Bình quân khoảng 65 triệu đồng đầu tư tạo ra 1 việc làm mới cho thấy nguồn vốn dự án được đầu tư vào phân khúc thị trường có hệ số tạo việc làm cao.
Trong khuôn khổ của Dự án Tài chính Nông thôn III, trên 500 khóa đào tạo với gần 17.700 lượt cán bộ định chế tài chính, 09 gói thầu tư vấn quốc tế lớn góp phần quant rọng giúp các bên tham gia tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả.
Tỷ lệ nợ quá hạn trung bình từ người vay cuối cùng đến các ngân hàng tham gia giải ngân ở mức rất thấp, chỉ 0,40%. Đặc biệt, 51% khoản vay nhỏ của Dự án đã cấp cho người vay là phụ nữ.
Dự án được triển khai từ năm 2009 với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của 30 định chế tài chính là 21 ngân hàng thương mại và 9 Quỹ tín dụng nhân dân.
Bên cạnh đó, yếu tố phát triển bền vững đặc biệt được chú trọng gắn kết chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường với các hoạt động cho vay quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn đã góp phần tích cực trong việc nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một bước tiến mới trong hoạt động cho vay tín dụng ở khu vực nông thôn mà các ngân hàng có thể mở rộng áp dụng cho những khoản vay thông thường khác.
Tại Hội nghị, đánh giá về việc triển khai Dự án Tài chính nông thôn III và vai trò của BIDV, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: BIDV đã bảo đảm nguồn vốn được quản lý an toàn, cho vay đúng đối tượng, hiệu quả và hiện thực hoá nguồn vốn của dự án thành các cơ hội công ăn việc làm cho đông đảo các hộ gia đình và doanh nghiệp nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.
Bà Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Những gì mà chúng tôi nhìn thấy ở dự án này là các định chế tài chính tham gia dự án đã đóng góp nguồn lực của chính họ vào dự án cũng như họ phải quản lý dự án và điều này làm tăng thêm công việc cho họ. Đây là những hoạt động kinh doanh sinh lợi và có ý nghĩa, vì vậy họ có thể làm tốt công việc phát triển nông nghiệp, nông thôn."
Là một trong những định chế tài chính hoạt động hiệu quả tại Dự án này, sau 5 năm triển khai, Agribank đã thực hiện cho vay quay vòng hơn 4.550 tỷ đồng tới hơn 82.500 khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt, Quỹ cho vay tài chính vi mô (MLF III) của Dự án đã thu hút khoảng 37.500 khách hàng vay là các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vi mô.
Phó Tổng giám đốc Agribank Lê Thị Thanh Hằng cho biết, nguồn vốn Dự án góp phần giúp Agribank duy trì được nguồn lực để thực hiện cho vay nông nghiệp, nông thôn phù hợp theo định hướng của Chính phủ về phát triển tam nông.
Theo lãnh đạo BIDV, Dự án Tài chính Nông thôn III nói riêng và chuỗi Dự án Tài chính Nông thôn nói chung đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân vào cuối năm 2013, song nguồn vốn sẽ tiếp tục được cho vay đến năm 2033 sẽ tạo ra tổng mức đầu tư toàn xã hội ước dự kiến lên gần 5 tỷ USD từ các quỹ quay vòng do BIDV quản lý. Như vậy, trong hàng chục năm tiếp theo, lợi ích của dự án sẽ vẫn tiếp tục được gia tăng mạnh mẽ cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
YBĐT - Theo Quyết định 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 của Ủy ban Dân tộc, huyện Văn Yên có 10 xã khu vực III và 39 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã vùng II. Trên địa bàn có 12 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó: đồng bào Dao 23% dân số (đứng thứ 2 sau người Kinh 56%), người Tày trên 15%, người Mông gần 4%.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã quyết định nối lại việc cung cấp vốn cho các dự án mới sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam sau một thời gian tạm ngừng để xử lý vụ nhà thầu Nhật Bản hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam.
YBĐT - Phát huy lợi thế về diện tích đất đồi rộng, tận dụng phụ phẩm từ nông nghiệp, những năm gần đây, huyện Trạm Tấu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện cuộc sống cho người dân.
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có văn bản số số 2865/ĐKVN-VAQ khuyến cáo và đề nghị các tổ chức, cá nhân khi sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và mua xe nên quan tâm tới các quy định về: kết cấu, kích thước giới hạn của thùng hàng xe tự đổ, xe xi téc, xe tải (thùng hở, kín, có mui, đông lạnh, bảo ôn) và chiều dài toàn bộ xe tự đổ để có phương án thiết kế, sản xuất, lắp ráp hoặc nhập khẩu phương triện cũng như có quyết định đúng đắn khi mua phương tiện.