Chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Yên Bình lần thứ II - 2014

Ngọc Chấn: Phát huy hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/8/2014 | 2:55:34 PM

YBĐT - Chúng tôi về Ngọc Chấn - xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình (Yên Bái) với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Tày. Thực tế khó khăn vẫn hiện hữu bởi Ngọc Chấn còn tới 197/618 hộ nghèo (chiếm 32%) và 101 hộ cận nghèo. Song so với dăm mười năm trước đây thì đó đã là một kết quả khả quan.

Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các hộ dân trên địa bàn xã Ngọc Chấn đã mở rộng nhiều ngành nghề phi nông nghiệp.
Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các hộ dân trên địa bàn xã Ngọc Chấn đã mở rộng nhiều ngành nghề phi nông nghiệp.

 Hôm nay, đời sống đồng bào các dân tộc đã từng bước được cải thiện, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm dần từng năm, đó cũng một phần là nhờ những tác động tích cực của các chính sách, chương trình, dự án của Nhà nước, của tỉnh đầu tư vào địa bàn.

Quá trình triển khai các chính sách, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn quán triệt tiêu chí đúng đối tượng, đảm bảo tính khả thi, phát huy hiệu quả tích cực giúp các hộ dân thoát nghèo. Năm nay là năm thứ ba Ngọc Chấn thực hiện Nghị quyết 20 năm 2011 của HĐND tỉnh về  một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng đối với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2015 (ngoài 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải) hỗ trợ 1 triệu đồng cho các hộ nghèo và cận nghèo chăn nuôi lợn từ 5 con trở lên.

Nếu như năm 2012 mới chỉ có 4 hộ được hỗ trợ thì năm 2013 là 16 hộ và năm 2014, qua khảo sát đăng ký, thực hiện là 33 hộ nghèo và cận nghèo. Tham gia thực hiện dự án, nhiều hộ dân, phát huy hiệu quả số tiền hỗ trợ và thoát nghèo như hộ gia đình anh Lê Quang Hòa thôn 1, Triệu Văn Trọng thôn 2…

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cây giống trồng rừng, mạ che nilon... đối với các hộ nghèo được địa phương triển khai nghiêm túc. Cùng với đó, nhiều chương trình, dự án đầu tư đã phát huy hiệu quả, cải thiện đáng kể điều kiện cơ sở hạ tầng, phục vụ an sinh xã hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Từ Chương trình 135 và Dự án Re II đến năm 2009 nhân dân toàn xã đã được sử dụng điện lưới quốc gia, cải thiện cơ bản đời sống văn hóa tinh thần, phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Cũng bằng nguồn vốn đầu tư của Chương trình 135, hệ thống công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nội đồng trên địa bàn toàn xã đạt 70%, chủ động tưới tiêu đồng ruộng. Xã cũng đã bố trí vốn từ Chương trình 135 bước đầu thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn ở thôn 4. Gần đây, một số công trình thiết yếu như Trạm y tế xã mới được đầu tư trên 1 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng bảo đảm đạt chuẩn với các trang thiết bị phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hiện, xã đang được đầu tư xây dựng trường mầm non với tổng kinh phí các hạng mục gần 10 tỷ đồng, bảo đảm các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia khiến nhân dân hết sức phấn khởi, giải quyết khó khăn đối với cấp học mầm non của xã…

Ngoài ra, các chính sách an sinh xã hội khác đều được triển khai nghiêm túc, đúng đối tượng như chính sách cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số; các chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi; hỗ trợ học sinh bán trú, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ gạo cho học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, học sinh nghèo. Các chính sách này đã giúp các em học sinh và gia đình giảm bớt khó khăn.

Nhờ đó, mà tỷ lệ học sinh bỏ học đã giảm hẳn, chất lượng giáo dục của xã được nâng lên với 90% học sinh THCS học lên THPT và trên 70% học sinh THPT tiếp tục học chuyên nghiệp. Đây là những con số rất đáng phấn khởi so với những năm trước đây khi chưa có các chính sách hỗ trợ.

Có thể thấy, Ngọc Chấn nhận được sự quan tâm đầu tư khá toàn diện từ các chương trình, dự án, các chính sách từ Trung ương tới địa phương, bảo đảm các điều kiện thiết yếu để phát triển. Điều quan trọng là việc triển khai đã phát huy hiệu quả thiết thực, mang lại niềm tin cho đồng bào các dân tộc và nhân dân trên địa bàn.

Hoàng Bách

Các tin khác
“Tôi thấy hơi đặc biệt, rất cam go, có lẽ do quá phức tạp”, Bộ trưởng Vinh than thở. Ông cũng cho biết sẽ có công văn hỏa tốc gửi các bộ để tháng 9 có thể tập hợp được danh mục cấm đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi trình Quốc hội.

Sáng 11/8, phát biểu về dự án Luật Đầu tư sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Luật phải quy định rõ ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề hạn chế kinh doanh, mới có thể thông qua.

Nuôi dê đang được xã Suối Giàng đầu tư phát triển.

YBĐT - Vùng đất Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) giàu tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt ở đây có những rừng chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng. Tiềm năng là thế nhưng xã vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở. Trước thực trạng đó, xã đã quy hoạch và hình thành 4 vùng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Trong chuyên mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” trên VTV tối 10-8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trao đổi về kế hoạch giảm thủ tục về kê khai, nộp thế và thủ tục hải quan, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Để tăng cường bảo đảm ATTP Tết Trung thu năm 2014, ngày 9-8, Cục ATTP đã đề nghị Giám đốc Sở Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP các tỉnh/ thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại sản phẩm bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục