Nghị định 67: Không cho vay tràn lan, hiệu quả kinh tế là hàng đầu

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/8/2014 | 7:43:07 AM

Ngày 12/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì buổi làm việc với các Bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định số 67; các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản sẽ được hoàn thành trước khi Nghị định này có hiệu lực (25/8/2014) nhằm đảm bảo chính sách đi ngay vào cuộc sống.

Đóng mới tàu thuyền tại một cơ sở ở thị xã Sầm Sơn.
Đóng mới tàu thuyền tại một cơ sở ở thị xã Sầm Sơn.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 67 ngày 7/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2014, trong đó có những chính sách ưu đãi đối với ngư dân như ưu đãi về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới.

Đây được coi là động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển của ngành thủy sản mà trọng tâm là phát triển đội tàu đánh cá xa bờ. Nhằm đảm bảo chính sách đi ngay vào cuộc sống, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 cần được hoàn thành trước khi Nghị định này có hiệu lực.

Tinh thần xây dựng các văn bản hướng dẫn là nhằm “khuyến khích đánh bắt xa bờ, không khuyến khích đánh bắt gần bờ và đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên trên hết,” Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh tại buổi làm việc.

Đối với đối tượng thụ hưởng chính sách, Phó Thủ tướng nêu rõ không cho vay ưu đãi tràn lan, chỉ hỗ trợ người có nghề cá hoạt động hiệu quả, có khả năng tài chính và phương án sản xuất cụ thể; ngoài ra, đối tượng này phải được chính quyền địa phương xác nhận, giới thiệu.

Việc đóng mới, nâng cấp tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần được thực hiện thí điểm ở cấp cơ sở, từ đó, chính quyền địa phương sẽ quyết định nhân rộng ra toàn tỉnh.

Phó Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị “cò mồi” lợi dụng để trục lợi.

Phó Thủ tướng đồng tình với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Bộ hướng dẫn các tỉnh đóng mới các loại tàu cá đánh bắt xa bờ; đồng thời nhấn mạnh, cần có giải pháp để ngư dân tham gia thiết kế mẫu tàu của mình, tránh việc cán bộ ngồi ở văn phòng mà thiết kế tàu.

Khi thực hiện chính sách bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ Tài chính xây dựng theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ chi trả trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm thay vì ngư dân phải mất thời gian, thủ tục tự chi trả bảo hiểm như hiện nay.

Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nghề cá cho những năm tiếp theo để hỗ trợ hoạt động đánh bắt xa bờ, trong đó lựa chọn hoàn thành dứt điểm một số cảng cá quan trọng.

Về việc triển khai Nghị định 67, tới thời điểm này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định kỹ thuật về mẫu tàu cá, yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở đóng tàu, định mức kinh tế, kỹ thuật duy tu, sửa chữa định kỳ với tàu cá vỏ thép.

Bộ cũng đang xây dựng các Thông tư quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu thiết kế tàu cá; cơ sở đóng mới, nâng cấp tàu cá; định mức kỹ thuật duy tu sửa chữa định kỳ với tàu vỏ thép (đang trong quá trình xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương để góp ý).

Bộ Tài chính đang xây dựng các Thông tư về chính sách bảo hiểm; cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng và hướng dẫn một số chính sách khác của Nghị định 67.

Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, theo đó, quy định tất cả các ngân hàng thương mại đều tham gia cho vay, nêu chi tiết hơn về lãi suất quá hạn, thời hạn cho vay và thời gian hỗ trợ lãi suất của Nhà nước, thời hạn tối đa vay vốn lưu động, quy định về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Các cá nhân làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng nhận bằng khen của UBND huyện.

YBĐT - Với phương châm lấy rừng nuôi rừng, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được triển khai trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tạo ra những hiệu ứng tích cực góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Một trang trại nuôi ong mật của hội viên cựu chiến binh xã Púng Luông (Mù Cang Chải) cho thu nhập ổn định.

YBĐT - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Mù Cang Chải có 773 hội viên, sinh hoạt tại 17 chi hội. Để giữ vững danh hiệu trong sạch, vững mạnh, hằng năm, Hội luôn chú trọng công tác xây dựng hội cơ sở, kiện toàn tổ chức, giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên đồng thời triển khai đầy đủ, thực hiện kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Hội cấp trên tới 100% cán bộ, hội viên.

Người dân đến giao dịch bộ phận “một cửa” phường Yên Ninh.

YBĐT - Hết tháng 7/2014, phường Yên Ninh đã thu trên 5,5 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, đạt 68% kế hoạch giao, đây cũng là địa phương đạt tỷ lệ thu cân đối ngân sách cao vào tốp đầu của thành phố Yên Bái.

Nông dân Kiên Thành thu hoạch măng tre Bát Độ.

YBĐT - Đại Sơn, Viễn Sơn của huyện Văn Yên (Yên Bái) nổi tiếng với cây quế. Tú Lệ của huyện Văn Chấn nổi tiếng với xôi nếp và quả sơn tra. Còn nhắc đến mảnh đất Kiên Thành (Trấn Yên), người ta nghĩ ngay đến cây măng tre Bát Độ - một loại cây không những giúp bà con nơi đây thoát nghèo mà còn giúp cho con em họ có điều kiện để học tập cao hơn, trở thành những người cán bộ giỏi của huyện và xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục