Mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang
- Cập nhật: Thứ năm, 17/9/2015 | 7:53:21 AM
Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang từ 2 làn xe thành 4 làn xe vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Hầm đường bộ qua Đèo Ngang
|
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý áp dụng cơ chế của các dự án đầu tư trên quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tại văn bản số 979/TTg-KTN ngày 5/7/2013 đối với việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang.
Bộ Giao thông vận tải quyết định việc bổ sung đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang vào Dự án BOT xây dựng quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định hiện hành.
Hầm đường bộ qua Đèo Ngang có tổng chiều dài là 2,76km trong đó, đường dẫn phía Bắc và phía Nam hầm là 1,9km, chiều dài cầu dẫn phía Bắc và phía Nam hầm 181m, chiều dài hầm giao thông 630m. Chiều rộng nền đường 12m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm, tốc độ thiết kế xe chạy trong hầm 60km/giờ.
Dự án có điểm đầu km591+550 huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), điểm cuối km594+339 huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).
Việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang sẽ đáp ứng nhu cầu lưu thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tạo tiền đề và động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của 2 địa phương này và khu vực miền Trung.
Theo kế hoạch, Dự án sẽ được thi công xây dựng từ quý II/2016 đến quý II/2018.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
YBĐT - Nhiều năm qua, hoạt động của Chi hội Đông y xã Cảm Ân (Yên Bình) đã phát huy hiệu quả đáng khích lệ như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tích cực trồng, sử dụng, phát triển nguồn dược liệu tại địa phương. Bên cạnh đó, Chi hội đã phối hợp tốt với trạm y tế xã trong chữa bệnh bằng thuốc nam phục vụ nhân dân.
YBĐT - Là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, song An Lương đã biết phát huy tiềm năng về đất đai để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây quế vào trồng để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã, nhờ vậy đời sống nhân dân đã có những bước phát triển mới.
Đó là khẳng định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong trả lời phóng viên báo chí ngày 15-9. EVN khẳng định do điều chỉnh tỉ giá, riêng Tập đoàn này đã phát sinh khoản lỗ khoảng 12.000 tỉ đồng.
YBĐT - Sau 5 năm thực hiện, thông qua mô hình giảm nghèo bền vững phát triển đàn bò sinh sản, với chính sách hỗ trợ trực tiếp, cụ thể và từ hiệu quả việc chăn nuôi của người dân xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) cho thấy, chính sách này rất phù hợp và bước đầu đạt hiệu quả, mang lại niềm vui, cơ hội giúp người dân vươn lên thoát nghèo.