EVN công bố 3 phương án sắp xếp lại biểu giá bán lẻ điện
- Cập nhật: Thứ năm, 17/9/2015 | 8:13:50 AM
Điểm đáng lưu ý, các phương án được xây dựng trên cơ sở doanh thu của bên bán điện không thay đổi và người sử dụng điện sẽ có những hộ được hưởng lợi với tiền điện phải trả giảm đi nhưng cũng có những hộ phải chịu thiệt do tiền điện tăng lên.
(Ảnh minh hoạ)
|
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố dự thảo xây dựng Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, các chuyên gia và cộng đồng. Dự kiến đề án sẽ hoàn thiện gửi lãnh đạo Bộ Công Thương trong tháng 10 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đề án cũng xây dựng các kịch bản tính giá bán lẻ điện sinh hoạt. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý, các phương án được xây dựng trên cơ sở doanh thu của bên bán điện không thay đổi. Do đó, nếu áp dụng theo một trong số các phương án mới thì trong cộng đồng những người sử dụng điện sẽ có những hộ được hưởng lợi với tiền điện phải trả giảm đi nhưng cũng có những hộ phải chịu thiệt do tiền điện tăng lên.
Theo đề án này, EVN dự kiến, cải tiến, sắp xếp lại biểu giá điện sinh hoạt bậc thang theo 3 phương án.
Phương án 1: Giữ nguyên 6 bậc thang như hiện hành
Theo EVN, phương án này có ưu điểm là với sản lượng sử dụng điện càng cao sẽ ứng với mức giá điện cao hơn nên khuyến khích các hộ sử dụng điện tiết kiệm. Bên cạnh việc hỗ trợ 30.000 đồng/tháng từ ngân sách với hộ nghèo, phương án này còn bổ sung thêm đối tượng là hộ chính sách (không thuộc hộ nghèo) sử dụng dưới 50 kWh/tháng.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là gây phức tạp trong việc thanh toán tiền điện, khách hàng khó thông cảm khi “càng dùng nhiều càng tốn”, dễ sai sót khi ghi chỉ số. Đặc biệt, khi vào thời điểm nắng nóng, các hộ dùng nhiều điện sẽ có tiền điện thanh toán với tốc độ tăng nhanh hơn lượng điện sử dụng.
Ví dụ rõ nhất có thể thấy là đối với khách hàng tháng trước sử dụng 250kWh, tiền điện khoảng 485 nghìn đồng. Tháng sau sử dụng thêm 100 kWh (tăng 40%), tiền điện tăng lên tới 746 nghìn đồng (tăng 53,7%). Tương tự, tháng trước sử dụng 200 kWh, tháng sau sử dụng 400 kWh thì tiền điện tăng 144% trong khi lượng điện sử dụng chỉ tăng 100%.
Phương án 2: Quy định một mức biểu giá điện sinh hoạt (đồng giá) 1.747 đồng/kWh, là mức giá bán điện bình quân của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang hiện hành.
Đối với phương án này, các hộ sử dụng dưới 240 kWh/tháng sẽ bị tác động tăng tiền điện phải trả hàng tháng, mức tác động thay đổi theo mức độ sử dụng điện, trong đó bị tác động cao nhất là hộ sử dụng dưới 100 kWh/tháng. Các hộ sử dụng trên 240 kWh/tháng là các hộ được hưởng lợi, càng sử dụng nhiều càng được lợi do các mức giá tại biểu giá hiện hành từ 200 kWh trở lên có mức giá cao hơn hay đồng giá.
Theo đánh giá của EVN, nếu áp dụng phương án đồng giá sẽ dễ áp dụng, minh bạch, tạo điều kiện cải tiến khâu kinh doanh bán điện về công tác ghi chỉ số công ty. Theo kinh nghiệm một số nước chỉ cần ghi chỉ số 1 quý 1 lần để tăng năng suất lao động ngành điện. Tuy nhiên, bước đầu có thể tác động đến tầng lớp người nghèo, người thu nhập thấp cũng không tạo áp lực tiết kiệm điện.
Phương án 3, rút gọn biểu giá điện sinh hoạt từ 6 bậc thang về 3 hoặc 4 bậc. Phương án này được EVN xây dựng 5 kịch bản khách nhau.
Theo phương án này, biểu giá điện được chia thành 5 kịch bản như sau:
Kịch bản 1: Bậc 1 - 50 kWh có giá 1.484 đồng/kWh; Bậc 2 - 250 kWh có giá 1.763 đồng/kWh; Bậc 3 trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Kịch bản 2: Bậc 1 - 100 kWh có giá 1.501 đồng/kWh; Bậc 2 – 200 kWh có giá 1.907 đồng/kWh; Bậc 3 - trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Kịch bản 3: Bậc 1 - 150 kWh có giá 1.559 đồng/kWh; Bậc 2- 150 kWh có giá 2.007 đồng/kWh; Bậc 3 - trên 300 kWh có giá 2.557 đồng/kWh.
Kịch bản 4: Bậc 1 – 200 kWh có giá 1.584 đồng/kWh; Bậc 2 – 200 kWh có giá 2.325 đồng/kWh; Bậc 3 trên 400 kWh có giá 2.587 đồng/kWh.
Kịch bản 5: Bậc 1 – 50 kWh có giá 1.484 đồng/kWh; Bậc 2 – 150 kWh có giá 1.670 đồng/kWh; Bậc 3 – 200 kWh có giá 2.325 đồng/kWh; Bậc 4 trên 400 kWh có giá 2.587 đồng/kWh.
EVN cho rằng, phương án này sẽ khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện khi sử dụng càng nhiều thì tiền thanh toán càng cao; đồng thời, thực hiện chính sách an sinh xã hội với người sử dụng ít và có khả năng chi trả thấp.
Tuy nhiên, nhược điểm là việc ghi chỉ số tác động đến thanh toán tiền điện với số kWh ở nấc thang cao hoặc vào mua nắng nóng sử dụng nhiều điện thì tiện điện thanh toán có tốc độ tăng cao hơn lượng được sử dụng. Khi rút gọn xuống còn 3 hay 4 bậc thanh thì những tồn tại này vẫn hiện hữu.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Từ ngày 16/9, các mẫu xe của hãng xe đạp điện hàng đầu thế giới Lyvina (Trung Quốc) chính thức được sản xuất tại khu công nghiệp xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung đầu tư mở rộng hầm đường bộ qua Đèo Ngang từ 2 làn xe thành 4 làn xe vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
YBĐT - Nhiều năm qua, hoạt động của Chi hội Đông y xã Cảm Ân (Yên Bình) đã phát huy hiệu quả đáng khích lệ như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tích cực trồng, sử dụng, phát triển nguồn dược liệu tại địa phương. Bên cạnh đó, Chi hội đã phối hợp tốt với trạm y tế xã trong chữa bệnh bằng thuốc nam phục vụ nhân dân.
YBĐT - Là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn, song An Lương đã biết phát huy tiềm năng về đất đai để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây quế vào trồng để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã, nhờ vậy đời sống nhân dân đã có những bước phát triển mới.