Kinh nghiệm sản xuất cam theo hướng an toàn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/11/2017 | 8:14:22 AM

YBĐT - Cam sành Lục Yên cây cao, tán rộng, quả sai, bề mặt vỏ quả nhẵn, màu vàng sáng bóng, tép cam màu vàng, mọng nước, vị ngọt, có mùi thơm đậm nên người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Trịnh Văn Hưng chia sẻ kinh nghiệm trồng cam an toàn tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tổ chức cuối tháng 10/2017 tại tỉnh Yên Bái.
Ông Trịnh Văn Hưng chia sẻ kinh nghiệm trồng cam an toàn tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp tổ chức cuối tháng 10/2017 tại tỉnh Yên Bái.

Ông Trịnh Văn Hưng ở thôn 6, xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên trồng thử 100 gốc cam sành từ năm 2000. 

Đây là quyết định của ông sau rất nhiều thời gian suy nghĩ về việc phát huy hiệu quả 4 ha đất đồi hoang hóa lâu năm được bố mẹ cho lúc lập gia đình. Các gốc cam sành của gia đình ông đã cho quả bói sau gần 4 năm trồng và chăm sóc.
 
Những năm đầu trồng cam, ông Hưng làm theo truyền thống. Việc bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật không theo khung lịch nào; lượng phân bón cho 1 ha cũng không tính toán; năng suất chỉ đạt gần 6 tạ/ha, chất lượng chưa cao nên hiệu quả cũng không cao; sản phẩm cam quả khó tiêu thụ, thường bị tư thương ép giá.
 
Năm 2015, ông tham gia dự án thâm canh cam sành của huyện Lục Yên và được tập huấn kỹ thuật cũng như được cấp giấy chứng nhận an toàn cho vườn cam. Phát triển vườn cam theo đúng tiêu chuẩn an toàn, ông Hưng luôn nghiêm túc tuân thủ quy trình canh tác VietGAP, không dùng thuốc trừ cỏ mà dùng máy phát tay, bón phân định kỳ hợp lý.

Khi Hợp tác xã Cam sành Lục Yên thành lập cuối năm 2015, ông Hưng đã tham gia. Nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc cam VietGAP, vườn cam nhà ông Hưng ngay từ khi quả còn xanh đã có nhiều thương lái đến mua cả vườn. Năm 2016, ông thu khoảng 600 triệu đồng từ 3 ha cam, thời điểm thu hoạch tạo thêm việc làm cho 5 - 7 lao động.
 
Ông Hưng cho biết, ngoài tập huấn kỹ thuật và tự tìm tòi các kiến thức mới thì kinh nghiệm tích lũy qua thực tế trồng, chăm sóc cây cam có ý nghĩa quan trọng. Điều đầu tiên là phải lựa chọn giống cam có chất lượng tốt, phù hợp với khí hậu, đất đai địa phương. Giữ vững nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên” và giữ uy tín với khách hàng, người trồng cam phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật.
 
Việc lập hồ sơ, ghi chép sổ sách cần được duy trì vì đây là một trong những căn cứ để chứng minh sản phẩm cam sản xuất ra đảm bảo an toàn. Sản xuất theo nhóm hộ rất quan trọng vì có thể giúp đỡ nhau, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 

Đặc biệt, khâu quảng bá, giới thiệu để đưa sản phẩm cam an toàn đến với người tiêu dùng cũng cần chú trọng quan tâm thực hiện.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Vốn tín dụng chính sách đã giúp 4,5 triệu hộ dân thoát nghèo.

Sáng 9-11, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức tọa đàm "Hiệu quả của tín dụng chính sách với công tác xóa đói giảm nghèo bền vững”…

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái đáp ứng vốn vay cho người dân và doanh nghiệp.

YBĐT - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Yên Bái cũng đã chỉ đạo quyết liệt các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện việc cắt giảm thủ tục liên quan đến thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian trong quá trình hoàn thiện các thủ tục vay vốn cho khách hàng. 

Đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện Yên Bình, tham quan gian trưng bày sản phẩm bưởi Đại Minh, dịp huyện Yên Bình đón nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu

YBĐT - Bưởi Đại Minh có nguồn gốc từ làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh, ngôi làng trên 300 năm tuổi nằm dọc bờ sông Chảy. Theo các cụ cao niên trong làng, không biết giống bưởi quý này có từ bao giờ nhưng những cây bưởi cổ ở đây cũng hàng trăm năm tuổi.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã chủ động khắc phục khó khăn để bảo đảm được nguồn hàng và ổn định giá cả thị trường, giảm bớt khó khăn cho người dân bị thiệt hại do bão, lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục