Mù Cang Chải phát triển cây sơn tra

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/2/2018 | 8:34:33 AM

YBĐT - Những năm gân đây, tại huyện Mù Cang Chải, cây sơn tra đã trở thành một trong những loại cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào Mông. Theo kết quả kiểm kê rừng, toàn huyện có 1.211,7 ha sơn tra tập trung ở các xã: Kim Nọi, Púng Luông, Nậm Có, Nậm Khắt, Lao Chải, Dế Xu Phình và Mồ Dề.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải sơ chế quả sơn tra.
Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải sơ chế quả sơn tra.

Trung bình mỗi năm, người dân Mù Cang Chải thu về 1.800 tấn quả sơn tra đem về hàng chục tỷ đồng. Những năm gần đây, nhờ tích cực trồng và phát triển sơn tra, nhiều bản làng ở Mù Cang Chải đã thoát nghèo.
 
Ông Vảng Chống Lâu ở xã Nậm Khắt cho biết: "Mấy năm nay sơn tra được giá nên bà con rất mừng. Năm nay, gia đình tôi thu hoạch khoảng trên 40 bao, thu về trên 40 triệu đồng, nên không những có tiền mua gạo ăn không lo đói giáp hạt mà còn sắm được quần áo, sách vở cho các cháu đi học”.

Thực hiện Đề án phát triển cây sơn tra, huyện Mù Cang Chải đã đẩy mạnh tuyên truyền tới tất cả các thôn, bản. Qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế từ cây sơn tra cho cán bộ và nhân dân địa phương. Trong 2 năm 2016 - 2017, huyện đã trồng mới được 1.105 ha sơn tra; trồng bổ sung cây sơn tra khắc phục diện tích thiệt hại do rét, băng tuyết đầu năm 2016 là 720,9 ha.
 
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng giống tiếp tục được coi trọng, người dân đã có ý thức trồng rừng bằng cây giống chất lượng, có nguồn gốc tốt. Các hộ dân có ý thức và nhu cầu trồng sơn tra bằng cây giống ghép để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, để xây dựng sản phẩm sơn tra Mù Cang Chải trở thành một thương hiệu có uy tín, huyện Mù Cang Chải đã đứng ra đăng ký nhãn hiệu sơn tra Mù Cang Chải.
 
Sau nhiều nỗ lực, cuối năm 2016, sơn tra Mù Cang Chải đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp "Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu” với tên gọi "Sơn tra Mù Cang Chải” do UBND huyện Mù Cang Chải là chủ sở hữu nhãn hiệu.
 
Bên cạnh đó, huyện Mù Cang Chải đã xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, trong đó quy định cụ thể tổ chức, cá nhân và điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu, trách nhiệm của người sử dụng nhãn hiệu, phí sử dụng.
Theo kế hoạch năm 2018, huyện dự kiến trồng 300 ha sơn tra, trong đó trồng 200 ha dưới tán rừng tự nhiên phòng hộ nghèo kiệt, trồng sơn tra sau khai thác trên đất quy hoạch cho sản xuất 100 ha. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đề án còn gặp không ít khó khăn.
 
Đó là, biến đổi khí hậu làm cho thời tiết trên địa bàn huyện có nhiều diễn biễn phức tạp, thất thường, gây ảnh hưởng đến gieo ươm cây giống, trồng và chăm sóc, bảo vệ cây sơn tra. Vốn đầu tư cho trồng rừng sản xuất chỉ có 1 năm, sau đó bàn giao về cho chính quyền địa phương tiếp tục chỉ đạo nhân dân chăm sóc, bảo vệ. Nhân dân trên địa bàn huyện hầu hết là đồng bào dân tộc Mông, điều kiện kinh tế khó khăn nên việc đầu tư cho rừng trồng còn hạn chế, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh rừng không cao.
 
Đặc biệt, tình trạng thả rông gia súc phá hoại còn diễn ra ở một số bản, xã làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, bị tư thương ép giá; các sản phẩm chế biến từ sơn tra ít, chưa có các cơ sở chế biến có quy mô để bao tiêu sản phẩm cho nhân dân.

Để thực hiện hiệu quả đề án, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và hiệu quả kinh tế của cây sơn tra. Từ đó, giúp người dân có ý thức phát triển cây sơn tra và chuyển đổi nhận thức từ trồng rừng theo dự án, theo kế hoạch, theo vận động của chính quyền sang tự giác trồng rừng bằng cây sơn tra; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức rà soát diện tích rừng, đất chưa có rừng, đất nương rẫy kém hiệu quả, đất sau khai thác thông thuộc đối tượng đề án để xác định cụ thể diện tích, vị trí, đối tượng thực hiện giai đoạn 2018 - 2020; tuyên truyền, khuyến khích các nguồn lực đầu tư cho cây sơn tra từ các hộ dân và liên doanh, liên kết, tổ hợp tác, nhóm sở thích; tăng cường công tác quản lý giống, lựa chọn giống tốt và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác gieo tạo, sản xuất cây giống; lựa chọn đất trồng phù hợp và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nông lâm kết hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây sơn tra; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao chuỗi giá trị sơn tra tại tỉnh Yên Bái.

Văn Thông

Các tin khác

YBĐT - Trong thời điểm cả thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển bùng nổ của những công nghệ mang tính đột phá và Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính phủ điện tử thì CNTT là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật vừa là ngành hạ tầng mềm để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và chủ quyền số.

YBĐT - Những ngày gần Tết Nguyên đán, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ diễn biến phức tạp. 

Người dân mua xăng E5 tại Cửa hàng Xăng dầu số 1, thành phố Yên Bái.

YBĐT - Thực hiện lộ trình chuyển đổi, sản lượng xuất bán của xăng sinh học E5 so với xăng RON A92 tại các cửa hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái không giảm nhiều. 

Vàng tiếp tục đà giảm giá

Hôm nay, giá vàng trong nước không có biến động nhiều chỉ giảm nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục