Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 9/2/2018 | 8:38:43 AM

YBĐT - Đầu tư vào phát triển cây ăn quả có múi, những người dân lên phát triển kinh tế ở khu Nước Ngập thuộc tổ 12, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên đã biến vùng đất từng bị cày xới bởi nạn khai thác đá đỏ trước kia thành một vùng đất phát triển và gắn với bảo vệ rừng.

Trồng cây ăn quả trên diện tích đất nông lâm kết hợp ở khu Nước Ngập, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên đem lại thu nhập cao cho người dân.
Trồng cây ăn quả trên diện tích đất nông lâm kết hợp ở khu Nước Ngập, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên đem lại thu nhập cao cho người dân.


Ông Trương Thu Sơn ở tổ 12 là một trong số những người lên khu Nước Ngập nhận giao khoán bảo vệ rừng và đầu tư phát triển kinh tế trên diện tích nông lâm kết hợp ở khu vực này sớm nhất. Ông cho biết: "Khoảng năm 1995, 1996, gia đình tôi lên nhận khoán bảo vệ khoảng 8 ha cả rừng tự nhiên và đất nông, lâm kết hợp, trong đó đất nông lâm khoảng 4 ha. Khi đó, tôi đã nghĩ phải làm thế nào đó để tận dụng tốt diện tích đất nông lâm kết hợp này cho phát triển kinh tế để có thể vừa tạo thu nhập cho gia đình vừa làm tốt hơn việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên được giao khoán".
 
Ban đầu, ông Sơn đã tiến hành trồng cam, quýt trên diện tích 1 ha. Những năm gần đây, chỉ với 1 ha này cũng cho ông thu nhập bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm. Đến nay, ông tiếp tục trồng thêm 1 ha quýt và chia 2 ha còn lại cho anh em cùng tham gia phát triển kinh tế.

Gia đình bà Trương Mộc Huê cũng lên khu Nước Ngập phát triển kinh tế từ sau năm 1995. Ban đầu, bà chỉ trồng độ 50 gốc cam sành. Thấy có hiệu quả, gia đình bà Huê dần mở rộng diện tích trồng cây ăn quả và đến nay đồi cam nhà bà có hơn 400 gốc đủ loại như: cam sành, quýt sen, quýt vỏ giòn… Bà đã đầu tư 70 triệu để làm đường ống nước ngầm dẫn nước từ đầu nguồn về bể chứa thể tích hơn 100 m3 phục vụ việc tưới nước cho cây trồng. Thu nhập của gia đình bà hiện cũng ở mức 80 triệu đồng/năm.

Lên với khu Nước Ngập này mới chỉ ba năm nay nhưng anh Đỗ Đình Tú đã nhanh chóng phát triển được vườn cây trái của gia đình ở đây. Với diện tích 1,5 ha, gia đình anh đã trồng 150 ha gốc phật thủ và 700 gốc cam.
 
Anh Tú cho biết, lý do anh chọn phật thủ để trồng là bởi cây này từ khi trồng đến khi cho thu hoạch chỉ khoảng 18 tháng. Tết năm nay, anh Tú dự kiến 150 gốc phật thủ của gia đình sẽ cho thu khoảng 8 tấn rưỡi quả cảnh với giá bán từ 30 - 40 nghìn đồng/kg và khoảng 5 tấn quả để sấy với giá khoảng 20 nghìn đồng/kg, tổng thu sẽ khoảng 400 triệu đồng.

Theo những gia đình trồng cây ăn quả ở đây thì đất nông lâm kết hợp khu vực này phù hợp với trồng cây ăn quả. Ngoài việc cần sự đầu tư, chăm sóc về kỹ thuật thì môi trường và nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nước ở đây đều được dẫn từ đầu nguồn về. Vì vậy, để phục vụ cho chính việc trồng cây của mình, các hộ dân càng tăng cường bảo vệ những diện tích rừng được giao khoán.
 
Ông Trương Thu Sơn - Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng khu Nước Ngập cho biết, Tổ bảo vệ rừng ở đây có tất cả 27 hộ tham gia bảo vệ khoảng 550 ha rừng tự nhiên được giao. Đồng thời, có tất cả 35 hộ đầu tư phát triển kinh tế trên diện tích khoảng 30 - 40 ha đất nông lâm kết hợp, trong đó bao gồm 27 hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng. Các hộ dân trồng các loại cây như cam, quýt, phật thủ, bưởi mang lại thu nhập khá. Có những gia đình thu nhập trung bình khoảng 100 triệu đồng/năm. Với những gia đình có diện tích nhiều và đầu tư, chăm sóc tốt, có nguồn thu nhập rất cao.
 
Ông Sơn cho biết thêm: "Qua nhiều năm trồng cây trên diện tích nông lâm kết hợp ở đây, người dân ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo vệ rừng tự nhiên đối với chính hiệu quả của cây trồng trong khu vực. Vì vậy, chúng tôi càng cùng nhau thực hiện tốt việc bảo vệ diện tích rừng được giao khoán để không chỉ làm tốt phần việc mình đã nhận mà còn là phục vụ cho chính cuộc sống của mình". 
 
Hạnh Quyên

Các tin khác

YBĐT - Năm 2017 là năm thứ 2 Yên Bái thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nông nghiệp - nông dân - nông thôn và đã có những bước phát triển toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang đáp ứng cho phát triển.

Sắc xuân vùng cao. (Ảnh: Xuân Tình)

YBĐT - Từ trung tâm thành phố Yên Bái, đường Âu Cơ hiện đại, khang trang như một "mắt xích” quan trọng kết nối toàn tỉnh với đường cao tốc Nội Bài  Lào Cai. 

Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch  Thường trực UBND tỉnh cùng nhà đầu tư Hàn Quốc thực tế Khu công nghiệp Âu Lâu.

YBĐT - Sản xuất công nghiệp tỉnh Yên Bái thời gian qua có bước phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tỉnh đặt nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Quang cảnh Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

Ngày 7/2, tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) các đơn vị đã tổ chức thực hiện thành công việc đóng điện sân phân phối 220kV trong khu vực nhà máy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục