Công ty Hưng Thịnh: Thành công nhờ liên kết

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/9/2018 | 1:48:59 PM

YBĐT - Công ty TNHH Hưng Thịnh (viết tắt là Công ty Hưng Thịnh), huyện Trấn Yên thành lập tháng 2/2002. Sau 16 năm hoạt động, nhờ chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, đến nay Công ty đã xác lập vị thế và trở thành đơn vị dẫn đầu ngành chế biến chè Yên Bái.

Giám đốc Chử Quốc Tuấn kiểm tra chất lượng sản phẩm chè.
Giám đốc Chử Quốc Tuấn kiểm tra chất lượng sản phẩm chè.

Giám đốc Chử Quốc Tuấn - người có 54 năm gắn bó với ngành chè dẫn chúng tôi đi tham quan nhà máy sản xuất. Ông Tuấn cho biết, với dây chuyền sản xuất chè đen hoàn thành phẩm, công suất chế biến 2.000 tấn/năm nhưng nhiều lúc chè làm ra không đủ bán. 

Mới đây, Công ty phải đầu tư thêm một máy tách cẫng trị giá gần 1 tỷ đồng. Hiện, sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường: Nga, Trung Đông, Đài Loan, Trung Quốc… Khách hàng của Công ty không chỉ hài lòng về chất lượng sản phẩm mà còn rất hài lòng với cách làm việc luôn trọng "chữ tín”.
 
Ông Tuấn cho biết: "Để đảm bảo uy tín với khách hàng trong, ngoài nước, hàng năm Công ty ký hợp đồng liên kết với các xưởng sản xuất. Đồng thời, ủy nhiệm cho các xưởng sản xuất đó ký hợp đồng trực tiếp với từng hộ trồng chè. Hai bên thỏa thuận, thống nhất và ràng buộc trách nhiệm về quy trình sản xuất, về dư lượng thuốc sâu, về giá, về hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc chè... Nhờ các hợp đồng liên kết này, các đơn vị giao dịch với chúng tôi hơn 10 năm nay luôn đảm bảo về chất lượng”.
 
Đặc biệt, xác định chất lượng sản phẩm không chỉ do khâu chế biến tạo ra mà nó còn phải được kết tinh từ việc đầu tư thâm canh chăm sóc, thu hái, bảo quản nguyên liệu chè búp tươi nên cách đây 4 năm, Công ty Hưng Thịnh đã liên kết sản xuất với Hợp tác xã (HTX) Trường Xuân và HTX Tân Hương, huyện Yên Bình để xây dựng, đào tạo hàng trăm hộ trồng chè sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận Rainforest Alliance (RA) - tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cấp.
 
Để đạt được chứng chỉ nông nghiệp bền vững trên, yêu cầu người sản xuất phải nắm được 10 nguyên tắc: bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn nguồn nước, đối xử công bằng và điều kiện làm việc người lao động, sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động, quan hệ cộng đồng, quản lý sâu bệnh tổng hợp IPM, quản lý và bảo tồn đất, quản lý rác thải tổng hợp.
 
Thông qua ký ủy thác, các HTX đã tổ chức cho các hộ trồng chè được tham gia các khóa tập huấn, chuyển giao kỹ thuật canh tác và thu hái bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng được Công ty hướng dẫn, đặt hàng, bao tiêu toàn bộ sản phẩm HTX sản xuất và sơ chế, xuất khẩu. 

Đến nay, các cơ sở sản xuất, các HTX ký hợp đồng liên kết với Công ty đã xây dựng được 300 ha chè theo tiêu chuẩn RA với 300 hộ dân tham gia.
 
Ông Phạm Thế Sự - Phó Giám đốc Công ty Hưng Thịnh khẳng định: "Qua hình thức liên kết cho thấy, hiệu quả tăng lên rõ rệt, thể hiện ở giá trị nguyên liệu chè búp tươi và sản lượng tăng gấp 2 lần so với trước khi hợp tác. Các hoạt động liên kết này giúp doanh nghiệp và các HTX giảm chi phí đầu tư, chủ động được nguyên liệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
 
Cũng nhờ được chứng nhận sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm RA cơ hội xuất khẩu các sản phẩm của Công ty sẽ được mở rộng. Khi các doanh nghiệp chè Yên Bái gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm thì chè của Công ty Hưng Thịnh lại không có hàng để bán.
 
Từ đầu năm tới nay, Công ty xuất ra thị trường trên 600 tấn chè thành phẩm. Trung bình mỗi năm sản xuất 1.800 - 2.000 tấn thành phẩm; doanh thu đạt từ 37 - 45 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 22 lao động với mức lương đạt từ 6,5 triệu đồng/tháng/người và thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp ngân sách.
 
Từ thành công của Công ty Hưng Thịnh cho thấy, liên kết là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, muốn phát triển vùng chè nguyên liệu cần quan tâm đặc biệt đến liên kết sản xuất giữa các chủ thể tham gia quản lý, phát triển vùng nguyên liệu.
 
Thông qua liên kết thì HTX trở thành mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm chè do chính doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Người trồng chè đóng góp vào chuỗi giá trị qua khâu sản xuất tất nhiên trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn từ doanh nghiệp.

Văn Thông

Các tin khác
Mô hình kinh tế tổng hợp của CCB Nông Văn Trương ở thôn 2, xã Phúc Ninh mang lại hiệu quả cao.

YBĐT - Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Phúc Ninh (Yên Bình) có 93 hội viên, sinh hoạt tại 4 chi hội. Những năm qua, phong trào CCB giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng đã phát triển rộng rãi.

Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 1814/QĐ-NHNN về việc Công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng, lĩnh vực hoạt động ngoại hối thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN.

KADI chấm dứt điều tra CBPG sản phẩm tôn màu nhập khẩu từ Việt Nam.

Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia đã gửi thông báo chính thức tới Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia để thông báo chấm dứt vụ việc này.

YBĐT - Những năm gần đây, thành phố Yên Bái đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, sáng kiến với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị nhằm tạo dựng môi trường thông thoáng, minh bạch trong đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp bằng các giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục