Yên Bái: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/6/2019 | 7:54:41 AM

YênBái - Kế hoạch sản xuất công nghiệp (SXCN) năm 2019 của tỉnh sắp đi được nửa chặng đường và mặc dù có sự phát triển, nhưng tốc độ tăng trưởng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Cơ sở chế biến của Công ty TNHH MTV Đá trắng Bảo Lai.
Cơ sở chế biến của Công ty TNHH MTV Đá trắng Bảo Lai.

Thực hiện kế hoạch năm 2019, ngành công nghiệp Yên Bái gặp không ít khó khăn do giá vật tư đầu vào tăng, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, các công trình xây dựng trên địa bàn không nhiều. 

Bên cạnh đó, thời tiết khu vực Đông Bắc của tỉnh mưa ẩm kéo dài ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến. Các huyện thuộc khu vực phía Tây thời tiết khô hanh, nên các nhà máy thủy điện không đủ nước để sản xuất, sản lượng điện giảm mạnh so với cùng kỳ. 

Các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, giá bán sản phẩm quặng tinh trên thị trường giảm, doanh thu từ bán sản phẩm không đủ bù chi phí sản xuất nên các doanh nghiệp khai thác quặng phải giảm quy mô khai thác. Một số dự án công nghiệp trọng điểm mới trong giai đoạn đầu tư xây dựng, chưa đi vào sản xuất, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh...

Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó, SXCN Yên Bái vẫn đạt được mức tăng trưởng khá, giá trị SXCN 5 tháng ước đạt 4.152 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ. 

Một số sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ: quặng sắt tăng 33% (do sản lượng khai thác tăng cao ở Công ty TNHH Tân Tiến - Trấn Yên, đạt 46.184 tấn); đá Block tăng 23,2% (sản lượng khai thác Công ty RK Việt Nam đạt cao 5.033 m3); đá xây dựng tăng 20,84%; tinh bột sắn tăng 1,42 lần chủ yếu do sản lượng của Công ty cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đạt 15.562 tấn; chè đen tăng 27,4%; dược phẩm tăng 20,93%; xi măng tăng 18,21%; đá xẻ tăng 9,91%; bột đá tăng 26,42%; điện thương phẩm tăng 16,53%. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm có mức giảm so với cùng kỳ là quần áo may sẵn giảm 52,17% do giảm sản phẩm ở các công ty may xuất khẩu; gỗ cưa xẻ giảm 38,13%; gỗ ván bóc giảm 41,26%; giấy vàng mã giảm 16,25%; điện sản xuất giảm 12,69% ...

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động tại địa phương có trình độ, có kỹ năng chuyên môn sâu về ngành sản xuất; việc xin cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) cho các doanh nghiệp xuất khẩu còn vướng mắc; mức tiền nộp thuế tài nguyên và cấp quyền khai thác khoáng sản còn cao so với các địa phương khác làm tăng chi phí đầu vào, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cùng đó, thị trường tiêu thụ hạn chế, sản xuất chưa đạt công suất thiết kế của nhà máy, như ở Công ty TNHH MTV Đá trắng Bảo Lai, Công ty TNHH Tập đoàn Graphit Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái, Công ty TNHH Ngành gỗ Thiên An. 

Do ngành khai thác đất hiếm là ngành mới tại Việt Nam, nên chi nhánh tại huyện Lục Yên của Công ty CP Tập đoàn Thái Dương gặp khó khăn về công nghệ và vận hành dây chuyền sản xuất nên dự kiến cuối năm 2019 doanh nghiệp mới ổn định sản xuất. 

Về khách quan, thời tiết khu vực Đông Bắc mưa ẩm kéo dài gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến; còn các huyện thuộc khu vực phía Tây thời tiết khô hanh, nên các nhà máy thủy điện không đủ lượng nước để sản xuất. 

Tuy nhiên, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2019 vẫn đạt mức tăng 7,16%. Bên cạnh đó, có một số ngành đạt mức tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ cho thấy hoạt động SXCN của tỉnh còn tồn tại những khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. 

Để đẩy nhanh được nhịp độ phát triển ngành công nghiệp, các cấp, ngành cần có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên; giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính về đất, giấy phép sản xuất, khai thác, tạo nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp; huy động các nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, điện sản xuất... tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ổn định và lưu thông hàng hóa. 

Về phía doanh nghiệp, cần đào tạo, tuyển chọn nguồn lao động có tay nghề, đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, trong đó, giữ vững thị trường tiêu thụ đã có, khai thác triệt để thị trường tiêu thụ nội địa và nắm bắt những cơ hội mới trong hoạt động sản xuất.

Quang Thiều

Tags Yên Bái công nghiệp lao động đá trắng

Các tin khác
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh -  Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh tặng hoa chúc mừng HTX dâu tằm Minh Tiến.

Chiều 4/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Minh Tiến, huyện Trấn Yên đã tổ chức ra mắt Hợp tác xã (HTX) dâu tằm Minh Tiến. Dự buổi lễ có đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Yên Bái.

Tổ hợp may tạo việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ xã.

Hội Phụ nữ xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) có 1.500 hội viên, chiếm gần 90% tổng số phụ nữ trong độ tuổi trên toàn xã.

Mô hình chăn nuôi thỏ của chị Phạm Thị Vân, thôn Yên Thành cho thu nhập 200 triệu đồng/năm.

Những năm qua, Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" - một trong những phong trào thi đua được Hội Nông dân xã Yên Hợp, huyện Văn Yên chú trọng triển khai và thực hiện có hiệu quả.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 22,6 tỷ USD.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 100,74 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục