Trấn Yên phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm sau dịch bệnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/5/2020 | 1:49:25 PM

YênBái - Huyện Trấn Yên hiện có 700 ha dâu, sản lượng kén tằm năm 2019 đạt gần 700 tấn. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, phần lớn các nhà máy đều tạm ngừng sản xuất do thiếu thị trường nên giá kén tằm đã giảm chỉ còn bằng nửa so với cùng kỳ năm 2019.

Nghề trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương của huyện Trấn Yên.
Nghề trồng dâu, nuôi tằm đang phát triển mạnh tại nhiều địa phương của huyện Trấn Yên.

Toàn huyện hiện có 25 cơ sở nuôi tằm con tập trung, cơ bản đã chủ động cung ứng con giống đảm bảo chất lượng cho gần 1.500 hộ nuôi tằm lớn trong toàn huyện. 4 tháng đầu năm 2020, huyện Trấn Yên đã trồng mới được trên 60 ha dâu (đạt 30,3% kế hoạch năm).

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã và đang mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhân dân các địa phương, đồng thời góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, phần lớn các nhà máy đều tạm ngừng sản xuất do thiếu thị trường nên giá kén tằm đã giảm mạnh, dao động ở mức từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. 

Mức giá này chỉ bằng nửa so với cùng kỳ năm 2019. Do đó đã khiến những hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn. Một số hộ đã có tâm lý không mấy "mặn mà” với nghề, ít quan tâm nhiều đến việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây dâu và nuôi tằm vụ xuân. 

Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Hồng Tiến, xã Y Can - một trong những hộ trồng dâu nuôi tằm có quy mô lớn nhất ở huyện Trấn Yên cho hay: "Gia đình tôi có 3,5 ha dâu, toàn bộ diện tích này là gia đình đi thuê đất để trồng. Ngoài tiền thuê đất, gia đình còn phải chi phí nhiều khoản khác như: mua phân bón, con giống, thuê nhân công hái lá, thuê dỡ kén, mua vật tư phục vụ cho việc nuôi tằm, công chăm sóc nên với giá kén tằm như hiện nay thì người nuôi tằm gần như không có lãi”. 

Cùng với những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, hiện nay công tác chỉ đạo mở rộng diện tích dâu ở một số địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên cũng chưa thực sự quyết liệt, mô hình liên kết giữ doanh nghiệp với các hợp tác xã có lúc, có việc chưa thống nhất và đảm bảo tính chặt chẽ; việc triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ của tỉnh đến người dân còn khó khăn do chưa đáp ứng được một số yêu cầu, quy định… 

Để khắc phục khó khăn, góp phần ổn định sản xuất, hoàn thành kế hoạch trồng mới diện tích dâu năm 2020 và thực hiện đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Đề án "Phát triển tơ tằm huyện Trấn Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, UBND huyện Trấn Yên hiện đang chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung phát triển vùng nguyên liệu dâu đảm bảo sản lượng, chất lượng lá phục vụ nuôi tằm. 

Trong đó, thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng trồng dâu, nuôi tằm thành các vùng tập trung ở từng thôn, bản; vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm; chủ động đảm bảo số lượng và chất lượng cây giống cung ứng cho các hộ trồng dâu nuôi tằm; hướng dẫn nhân dân ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh chăm sóc diện tích dâu hiện có và cải tạo, xây dựng mới nhà nuôi tằm lớn phù hợp với diện tích dâu của gia đình; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong nuôi, phòng trị bệnh tằm và kỹ thuật cho tằm lên né gỗ ô vuông… 

Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển trồng dâu nuôi tằm, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho doanh nghiệp và các cơ sở tư thương tham gia chuỗi liên kết nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm theo đúng chủ trương, định hướng của tỉnh, huyện. Huyện cũng yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở tư thương xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo cung ứng tằm giống, vật tư nuôi tằm và thu mua sản phẩm kén tằm, tạo lòng tin của các hộ nuôi tằm với doanh nghiệp; các hợp tác xã, tổ hợp tác thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc làm đầu mối, thống nhất với doanh nghiệp từ khâu đăng ký tằm con đến thu mua sản phẩm.

Hồng Oanh

Tags Trấn Yên phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Các tin khác
Cơ sở trường lớp được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Mồ Dề.

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đã có 18/21 chỉ tiêu đạt và vượt so với nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đề ra, đặc biệt các chỉ tiêu vượt cao như: tổng sản lượng lương thực tăng trên 770 tấn so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đều giảm đạt trên 9,8%...

Hàng loạt các dự án BOT có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính trong khi không được tăng phí theo lộ trình hợp đồng đã ký kết khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.

Về mức thu phí BOT, Bộ Giao thông Vận tải đã có kiến nghị Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án tăng phí BOT theo hợp đồng dự án nhằm gỡ khó cho nhà đầu tư sụt giảm doanh thu.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở chế biến kinh doanh quế trên địa bàn huyện Văn Yên đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu quế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh nhiệm vụ phòng dịch, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Văn Yên đã và đang quyết liệt triển khai các giải pháp để từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tận dụng triệt để tiềm năng thế mạnh của địa phương để bảo đảm tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân.

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái triển khai các gói hỗ trợ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái với vai trò đồng hành với doanh nghiệp đã có những động thái như thế nào, phóng viên (PV) Báo Yên Bái tìm hiểu vấn đề này qua trao đổi với ông Nguyễn Hữu Hồng - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục