Lục Yên đẩy mạnh công tác giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/10/2020 | 8:03:03 AM

YênBái - Đẩy mạnh hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi, cung cấp giống, vốn để phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... là nhiệm vụ mà công tác giảm nghèo ở huyện Lục Yên nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.

Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135 đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135 đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Chị Hoàng Thị Vui, thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn chia sẻ: Trước kia, gia đình rất khó khăn, nói khó tin nhưng thực là làm nông nghiệp mà không có trâu để cày bừa, mỗi vụ cày cấy lại phải đi thuê trâu về cày hoặc đổi công cho những hộ khác. 

"Tại một cuộc họp thôn, tôi được nghe cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội tuyên truyền, phổ biến về các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo, trong đó có chương trình cho vay mua trâu, bò, trồng rừng, khai hoang ruộng nước… Tôi về bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký với tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn vay 30 triệu đồng để mua trâu nái sinh sản" - chị Vui nói. 

Có vốn, lại được cán bộ chuyên môn tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh nên trâu lớn nhanh, khỏe mạnh, vài tháng sau đã đẻ được một chú nghé con. Đến nay, gia đình có 3 con trâu, 10 con lợn, trên 200 con gà, chị Vui đã trả hết nợ, kinh tế ổn định và thoát nghèo. 

Tương tự, với "cần câu thoát nghèo” là 15 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Hoàng Văn Hiền ở thôn 9, xã Mường Lai đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại mở rộng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm. 

Đầu năm 2018, từ số vốn 15 triệu đồng, cùng với việc được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và học hỏi thêm, ông Hiền đã phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp, đến nay đạt trên 1.000 con gà các loại, trung bình mỗi năm cho bán 2 lứa, trừ chi phí cũng thu lãi trên 60 triệu đồng. 

Trao đổi với cán bộ làm công tác giảm nghèo của huyện được biết, hàng năm, Lục Yên đều tổ chức điều tra, rà soát và phân loại hộ nghèo, cận nghèo, từ đó đưa ra biện pháp giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng. 

Ông Nông Quốc Tuấn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: Trên cơ sở Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 29/7/2020 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt danh mục các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu giúp UBND huyện phê duyệt các dự án với tổng kinh phí 6 tỷ 325 triệu đồng. 

Trong đó Chương trình Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã, các thôn, bản đặc biệt khó khăn là 5 tỷ 977 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 là 258 triệu đồng. 

Được biết, trong đó, hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, phân bón cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có diện tích trồng rừng sản xuất từ 0,5 ha trở lên là 2 dự án với kinh phí là 47,5 triệu đồng; hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ mua mới máy  móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (máy cày, máy bừa, máy gặt, máy tuốt lúa…) là 22 dự án với kinh phí hơn 2.400 triệu đồng. 

Hỗ trợ chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 50 con/lứa trở lên là 10 dự án với kinh phí hơn 1.270 triệu đồng; hỗ trợ 2 dự án chăn nuôi lợn nái sinh sản với kinh phí 566 triệu đồng; hỗ trợ mua giống trâu, bò sinh sản là 8 dự án với kinh phí là 1.626 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 là 258 triệu đồng…

Năm 2020, Lục Yên phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Để đạt mục tiêu này, huyện tiếp tục triển khai các chính sách tín dụng ưu đãi; bố trí đủ vốn cho chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù. Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật. Bố trí ngân sách và các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; các công trình phục vụ dân sinh như điện, đường, trường, trạm... nhằm tạo động lực để giảm nghèo bền vững.

Quang Thiều

Tags Lục Yên giảm nghèo

Các tin khác
Toàn cảnh Lễ ký kết (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia)

Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái” sẽ xây dựng 52,57 km đường miền núi, kèm theo hệ thống thoát nước, các công trình phòng hộ và hệ thống an toàn giao thông, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái.

Diện tích cây ăn quả tăng gần 717 ha so với cùng kỳ năm 2019.

Những ngày qua một số mặt hàng thiết yếu hỗ trợ người dân vùng lũ đã bị “thổi giá” lên rất cao.

Dù Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá ở vùng lũ, nhưng vẫn có tình trạng số mặt hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị “thổi giá”.

Nông dân huyện Mù Cang Chải tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, đưa giống cây trồng mới vào sản xuất. (Trong ảnh: Người dân chăm sóc giống mận đỏ, một trong những cây trồng mới ở địa phương).

Một trong những hoạt động được coi là bước đột phá trong năm 2020 là việc huyện Mù Cang Chải đã tổ chức đối thoại với nông dân về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các giải pháp để phát triển nhanh nền nông nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục