Trấn Yên phát huy vai trò kinh tế tập thể

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/10/2020 | 8:07:41 AM

YênBái - Hầu hết các xã của huyện Trấn Yên đã hình thành được những chuỗi giá trị bền vững. Chỉ riêng nghề tằm,Trấn Yên hiện đã có 8 hợp tác xã và 80 tổ hợp tác hoạt động liên kết sản xuất nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 800 thành viên và hàng nghìn hộ dân.

Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành sơ chế măng tre Bát độ. Ảnh: Hoài Văn
Thành viên Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành sơ chế măng tre Bát độ. Ảnh: Hoài Văn

Kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn huyện Trấn Yên thời gian qua đã khẳng định được vị trí, vai trò, đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Hầu hết các xã của huyện Trấn Yên đã hình thành được những chuỗi giá trị bền vững. 

Tiêu biểu là mô hình Hợp tác xã (HTX) Dâu tằm tơ xã Việt Thành. Không chỉ hoạt động trong xã Việt Thành, HTX mở rộng liên kết sang một số xã lân cận, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện, đồng thời thúc đẩy nghề trồng dâu nuôi tằm ở địa phương phát triển theo hướng bền vững. 

Đến nay, HTX đã liên kết với Công ty Dâu tằm tơ Miền Bắc trong cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm. Trấn Yên hiện đã có 8 HTX và 80 tổ hợp tác (THT) được thành lập, hoạt động liên kết sản xuất nuôi tằm và tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 800 thành viên và hàng nghìn hộ dân. 

Các HTX, THT đã làm tốt vai trò liên kết với doanh nghiệp nhằm xây dựng và phát triển chuỗi dâu tằm tơ theo hướng bền vững. Huyện đã xây dựng được vùng tre măng Bát độ với sự dẫn dắt của HTX Dịch vụ tổng hợp Kiên Thành. 

Với vai trò hạt nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm măng tre Bát độ, HTX liên kết với Công ty cổ phần Yên Thành ký hợp đồng trực tiếp với người trồng măng, đầu tư vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch đồng thời thu mua toàn bộ sản phẩm do nông dân sản xuất. 

Đến nay, HTX đã xây dựng được vùng nguyên liệu tre măng Bát độ với diện tích trên 300 ha và liên kết với 200 hộ dân trồng tre măng. Toàn huyện đã hình thành 6 mô hình HTX điển hình nổi bật với cách làm mới, phương thức sản xuất liên kết gắn với chuỗi giá trị. 

Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Các cơ chế, chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể (KTTT), HTX trên địa bàn huyện luôn được quan tâm chỉ đạo tích cực. Huyện đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh cụ thể hóa và thực hiện tốt các chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển KTTT, HTX gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Nhiều chính sách được hỗ trợ đối với HTX, THT được thực hiện như: đào tạo bồi dưỡng cho trên 500 lượt cán bộ, thành viên HTX, THT về các chế độ chính sách về KTTT, chế độ quản lý, tài chính, thị trường...; thí điểm đưa 6 cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các HTX.

Tạo điều kiện, hỗ trợ cho 16 lượt HTX tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường và lựa chọn trên 30 sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại các hội chợ; hỗ trợ khuyến công cho 4 HTX về ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất với kinh phí hỗ trợ trên 1,2 tỷ đồng. 

Trong 5 năm qua, Trấn Yên đã có 9 HTX được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh với tổng số vốn trên 1,9 tỷ đồng; 5 dự án xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất kinh doanh được hỗ trợ đầu tư với kinh phí trên 17,4 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương cho các HTX nông nghiệp; 3 HTX được giao đất, cho thuê đất với diện tích trên 4,2 ha... 

Cơ chế, chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời, hiệu quả đã tạo động lực thúc đẩy KTTT, HTX phát triển tăng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn huyện có 60 HTX, tăng 36 HTX so với năm 2015; 480 THT, tăng 470 tổ so với năm 2015; tạo việc làm cho trên 2.640 thành viên và người lao động; doanh thu của các HTX, THT bình quân tăng 4,5%/năm; thu nhập bình quân của các thành viên HTX, THT tăng 14 triệu đồng so với năm 2015. 

Trong sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô lớn, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, trong đó HTX, THT là trung tâm của mối liên kết, hợp tác giữa người nông dân với doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ, như vùng trồng dâu nuôi tằm 900 ha, vùng tre măng Bát độ 3.500 ha, vùng quế trên 16.000 ha, vùng cây ăn quả có múi trên 800 ha, chăn nuôi gia cầm trên 1,5 triệu con... giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 1.350 tỷ đồng, tăng 6,7%/năm; thu nhập bình quân đạt 36,8 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến năm 2020 giảm còn 2,11%.

Hồng Duyên

Tags Trấn Yên HTX THT kinh tế tập thể

Các tin khác
Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135 đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Yên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Đẩy mạnh hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi, cung cấp giống, vốn để phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... là nhiệm vụ mà công tác giảm nghèo ở huyện Lục Yên nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.

Toàn cảnh Lễ ký kết (Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia)

Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các huyện nghèo tỉnh Yên Bái” sẽ xây dựng 52,57 km đường miền núi, kèm theo hệ thống thoát nước, các công trình phòng hộ và hệ thống an toàn giao thông, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Yên Bái.

Diện tích cây ăn quả tăng gần 717 ha so với cùng kỳ năm 2019.

Những ngày qua một số mặt hàng thiết yếu hỗ trợ người dân vùng lũ đã bị “thổi giá” lên rất cao.

Dù Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá ở vùng lũ, nhưng vẫn có tình trạng số mặt hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị “thổi giá”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục