Yên Bái: Giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/11/2020 | 8:23:31 AM

YênBái - Ông Mai Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng cho rằng, về sản xuất phát triển lâm nghiệp, cần tiếp cận kịp thời các giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng đưa vào trồng rừng, tiến tới thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có quy mô, hàm lượng chất xám và công nghệ cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn giống.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức khởi công Dự án Nhà máy Cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và sản xuất, xuất khẩu Plywood; Nhà máy Sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu tại thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên do Tập đoàn An Việt Phát làm chủ đầu tư.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức khởi công Dự án Nhà máy Cưa xẻ, sấy gỗ thành phẩm và sản xuất, xuất khẩu Plywood; Nhà máy Sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu tại thôn Ngọn Ngòi, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên do Tập đoàn An Việt Phát làm chủ đầu tư.

Yên Bái đã hình thành được vùng sản xuất gỗ nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng trong và ngoài tỉnh với các sản phẩm chủ yếu là ván bóc, gỗ ghép thanh, gỗ ván ép… Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ còn hạn chế về năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng cũng như chưa tận dụng được tối đa tiềm năng đất đai.

Để Yên Bái trở thành một trong những trung tâm cung cấp nguyên liệu và chế biến gỗ rừng trồng của vùng trung du và miền núi phía Bắc, các cấp, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp, chế biến gỗ cần đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp. 

Ông Mai Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Việt Hưng cho rằng, về sản xuất phát triển lâm nghiệp, cần tiếp cận kịp thời các giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng đưa vào trồng rừng, tiến tới thành lập trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp có quy mô, hàm lượng chất xám và công nghệ cao nhằm cải thiện chất lượng nguồn giống. 

Ngoài những loài giống truyền thống cần nghiên cứu phát triển một số loài cây cho sản phẩm gỗ được thị trường hiện nay ưa chuộng như gỗ xoan đào, xoan ta… đồng thời tiến tới trồng rừng gỗ lớn bằng các loài cây bản địa như trám, lát, dổi… 

Công tác quản lý giống cây trồng, cùng với nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của ngành lâm nghiệp, các ngành chức năng của tỉnh phải tăng cường kiểm tra, giám sát nguồn gốc cây giống đưa vào sản xuất đồng thời nghiêm cấm sử dụng giống cây không rõ nguồn gốc, các nguồn giống thoái hóa kém chất lượng, khả năng chống chịu với thiên tai, dịch bệnh yếu. 

Muốn phát triển nhanh, ổn định, trở thành vùng cung cấp nguyên liệu lâm sản, các cấp quản lý, tổ chức, doanh nghiệp và người trồng rừng cần đổi mới công tác quản lý, quy hoạch phát triển, tổ chức sản xuất các vùng chuyên canh, sản xuất gỗ nguyên liệu quy mô lớn; đưa công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tạo năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng cao. 

Yên Bái cần có chính sách, hỗ trợ tín dụng đầu tư cho trồng rừng, đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng có năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển ngành lâm nghiệp, đưa lâm nghiệp thành ngành kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế so sánh của Yên Bái với các tỉnh miền xuôi. 

Đặc biệt, cần xây dựng phương án tổng thể để phát triển vùng nguyên liệu, trước mắt cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tăng giá trị GDP của tỉnh và tương lai phát triển ổn định, bền vững. 

Về trồng rừng cây lấy gỗ, cần tăng cường trồng rừng thâm canh đạt năng suất, chất lượng cao, quy hoạch trồng rừng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đủ sức cạnh tranh, cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh. Về trồng rừng gỗ lớn, phải có giải pháp đưa người nông dân tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC - Chứng nhận tiêu chuẩn rừng. 

Đây chính là một biện pháp để gia tăng giá trị cho sản phẩm gỗ, đáp ứng nhu cầu cho chế biến, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Việc áp dụng mô hình rừng trồng gỗ lớn có ưu điểm vượt trội so với kinh doanh rừng gỗ nhỏ, chu kỳ kinh doanh từ 10 - 12 năm, tổng doanh thu bình quân có thể đạt từ 210 - 250 triệu đồng/ha, thâm canh tốt có thể đạt 500 triệu đồng/ha. Các ngành chức năng phải phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi quy trình trồng rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. 

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng rừng thâm canh theo hướng bền vững, sản xuất gỗ lớn là rất cần thiết để tạo ra bước đột phá mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế đồng thời có chính sách khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư trồng rừng gỗ lớn. 

Về chế biến gỗ rừng trồng, cần khuyến khích doanh nghiệp tập trung phát triển mạnh năng lực chế biến bằng cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường chế biến sâu để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại như ván sợi MDF, ván ghép thanh, các sản phẩm trang trí nội thất từ nguyên liệu sẵn có. 

Tỉnh cần thực hiện tốt các chính sách về khuyến công, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; xây dựng cơ chế, chính sách và đổi mới công nghệ chế biến, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, giá trị lớn, tiết kiệm nguyên liệu. 

Phát triển ngành chế biến gỗ nhằm thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được thuê đất, liên kết trồng rừng gỗ lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra cần đẩy mạnh đào tạo nhân lực, nhất là đội ngũ kỹ sư công nghệ chế biến, công nhân tay nghề cao. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng địa phương sẽ thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp Yên Bái phát triển. 

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái sản xuất chế biến gỗ rừng trồng

Các tin khác
Nông dân huyện Văn Yên chăm sóc ngô đông.

Đến nay, huyện Văn Yên đã gieo trồng 1.750 ha ngô đông với cơ cấu 80 - 90% diện tích là ngô tẻ. Sau khi gieo trồng, nhân dân đã tập trung chăm sóc, tuân thủ các quy định sản xuất an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Bản Khe Loong 1 hiện có từ  150-200 cây chè Shan tuyết cổ thụ.

Bản Khe Loong 1, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên nằm ở độ cao gần 1.000 mét so với mực nước biển. Nơi đây trước kia từng là nơi sinh sống của đồng bào Dao, Mông của xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Người dân cần chủ động chăm sóc, phòng dịch bệnh cho đàn lợn. (Ảnh: Minh Huyền)

Trong tháng 10 năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 13 hộ, 9 thôn của 6 xã thuộc thành phố Yên Bái. Tổng số lợn mắc bệnh là 79 con, ngành chức năng đã tiêu hủy 120 con, trọng lượng tiêu hủy trên 9.105 kg.

Khách hàng giao dịch vàng miếng.

Phiên điều chỉnh tích cực từ thị trường vàng thế giới đã giúp thương hiệu SJC trong nước tăng khoảng 50.000 đồng mỗi lượng phiên mở cửa sáng 16/11 trong khi tỷ giá trung tâm lại đi xuống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục