YênBái - Tọa đàm giúp nâng cao nhận thức, năng lực về Chương trình OCOP; đồng thời kết nối để định hướng gắn khởi nghiệp của thanh niên,đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số với chương trình OCOP.
|
Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong buổi tọa đàm.
|
Ngày 22/3, tại huyện Trấn Yên, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM), Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC), Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (CDSH), Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam huyện Trấn Yên phối hợp tổ chức tọa đàm liên kết giữa chính quyền địa phương, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và các chuyên gia, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy vai trò tích cực, chủ động của thanh niên dân tộc thiểu số với chủ đề "Mỗi xã một sản phẩm”.
Tham gia buổi tọa đàm có đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh; lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đại diện thanh niên có đam mê và ý tưởng lập nghiệp, làm kinh tế tại địa phương trên địa bàn huyện Trấn Yên.
Tại buổi tọa đàm, Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội, cố vấn cao cấp Chương trình quốc gia "Mỗi xã một sản phẩm" trực tiếp trao đổi, chia sẻ các nội dung về nguyên tắc, chu trình và sản phẩm OCOP, kinh nghiệm triển khai trên thế giới và Việt Nam, các vấn đề tồn tại của Chương trình OCOP trong giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng giai đoạn 2021 – 2025, hướng dẫn bộ tiêu chí chấm điểm, các nguồn lực hỗ trợ và cơ hội cho sản phẩm OCOP.
Tại đây, các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng đã đăng ký ý tưởng sản phẩm OCOP với UBND huyện Trấn Yên.
Thông qua buổi tọa đàm, các cơ quan chức năng, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, thanh niên trên địa bàn huyện Trấn Yên được nâng cao nhận thức, năng lực về Chương trình OCOP; đồng thời kết nối chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và các bên liên quan với thanh niên địa phương, đặc biệt là nhóm thanh niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 16 - 24. Qua đó, định hướng gắn khởi nghiệp của thanh niên với chương trình OCOP.
Thanh Tân
Tags
Trấn Yên
mỗi xã một sản phẩm
thanh niên
nông thôn mới
Theo Công an tỉnh Hà Nam, thời gian gần đây, xuất hiện một số loại tiền giả lưu thông trên thị trường với mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên.
Ngày Nước thế giới năm nay, Yên Bái tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân thông qua cổ động, nghiên cứu, phổ biến thông tin, kiến thức và nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.
Hiện, trên cây trồng vụ xuân đã xuất hiện các loại sâu bệnh gây hại như: bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bọ xít đen, rầy, chuột... Do đó, các địa phương và nông dân cần tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm các loại sâu bệnh, diệt trừ tận gốc không để lây lan trên diện rộng.
Năm 2020, diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng là 199.496 ha.