Đổi thay Mồ Dề

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/3/2021 | 1:53:10 PM

YênBái - Cách trung tâm huyện hơn 3 km, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải 99% dân số là người Mông với 828 hộ, trên 4.600 nhân khẩu, sinh sống tại 8 bản.

Xã Mồ Dề có nhiều mô hình chăn nuôi trâu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xã Mồ Dề có nhiều mô hình chăn nuôi trâu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm trước đây, do trình độ canh tác của bà con ở Mồ Dề còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là đường sá đi lại khó khăn nên nông sản của bà con làm ra chủ yếu để phục vụ trong đời sống thường nhật và cuộc sống rất khó khăn.

Tuy vậy, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án như: Chương trình 134, 135; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chương trình Giảm nghèo bền vững và những chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ nên cơ sở hạ tầng như điện lưới quốc gia, đường giao thông, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, công trình thuỷ lợi... được đầu tư đáp ứng cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mặt khác, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị của huyện như: Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện... hỗ trợ mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi vay vốn phát triển kinh tế… xã đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy nội lực để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng có giá trị kinh tế.

Đồng chí Mùa A Giờ - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: "Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy đề ra mục tiêu quyết tâm đưa Mồ Dề thoát nghèo bền vững và đề ra 26 chỉ tiêu. Trong đó, tập trung giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm là 6,5% năm, phấn đấu đến năm 2025 giảm từ 31,68% xuống còn 6,85%.

Để cụ thể hóa các mục tiêu đó, xã tuyên truyền, vận động bà con đưa các giống lúa, ngô năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế đồi rừng, từng bước phát triển thương mại, dịch vụ, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp…; tăng cường đầu tư hệ thống đường giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất. Đẩy mạnh phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng bán chăn thả như: nuôi dê, lợn đen, gà đen bản địa…; liên kết các hộ cùng sở thích hình thành vùng chăn nuôi tập trung hướng đến sản xuất hàng hóa; phấn đấu đến năm 2025 đạt từ 15 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trở lên”.

Với sự chỉ đạo đó, năm 2020, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của xã Mồ Dề cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Cụ thể, nhân dân gieo cấy, chăm sóc tốt 520 ha lúa xuân, lúa vụ mùa và năng suất đạt từ 40 tạ đến 51tạ/ha; gieo trồng 193 ha ngô xuân hè và thu đông đạt sản lượng hơn 600 tấn; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 2.783 tấn, bằng 110,46% kế hoạch huyện giao. Tận dụng đồng cỏ tự nhiên, cỏ trồng, phụ phẩm nông nghiệp nhân dân tích cực phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gia cầm.

Theo đó, năm 2020, tổng đàn gia súc chính của xã đạt 7.008; trong đó, trâu 952 con, bò 635 con, lợn trên 5.420 con, dê 1.153 con; tổng đàn gia cầm 13.880 con, tăng 2.330 con so với năm 2019. Trên địa bàn đã có nhiều mô hình chăn nuôi tập trung tới vài chục con trâu, bò, lợn, dê và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá như hộ gia đình Sùng Lử Chang, bản Nả Háng A; Sùng A Chống, bản Cung 11; Mùa Páo Lồng, bản Mồ Dề; Mùa Nhà Tu, bản Háng Sung...

Cùng với đổi thay về kinh tế, Mồ Dề cũng có những chuyển biến đáng khích lệ về văn hóa - xã hội như: cơ sở vật chất trường lớp học được đầu tư xây dựng kiên cố khang trang; trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng cường; xã được công nhận phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 2; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, triển khai có hiệu quả các chương trình y tế, thực hiện tốt khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phong trào xây dựng bản văn hoá, gia đình văn hóa; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo đó, năm 2020, xã có 6/8 bản được công nhận đạt chuẩn văn hóa theo quy định; số hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa là 636/827 hộ, đạt 77,0%; các hoạt động tình nghĩa giúp đỡ nhau trong cộng đồng và công tác chính sách xã hội luôn được quan tâm; tình nghĩa bản làng ngày thêm thắt chặt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo...

Đây là những tiền đề rất quan trọng để Mồ Dề tiếp tục phát huy nội lực và cùng chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Vũ Đồng

Tags Mồ Dề Trạm Khuyến nông Trạm Bảo vệ thực vật Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các tin khác
Người dân xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên chuẩn bị giống để trồng mới cây lá khôi.

Nhiều hộ gia đình ở xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên từ những năm 2000 đã đưa cây lá khôi (khôi nhung) vào trồng. Đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, loại cây này đã và đang trở thành cây trồng hàng hóa, giúp người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương.

Cần đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị măng tre Bát độ. Trong ảnh: Người dân huyện Trấn Yên sơ chế măng sau thu hoạch.

Còn nhớ, những năm 1999 – 2000, anh Trần Đức Lâm – một kỹ sư gắn bó với sản xuất nông nghiệp của Trấn Yên, rồi giữ chức Chủ tịch UBND huyện và sau này là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn đã nói với tôi rằng: “Huyện đã lựa được cây trồng phù hợp cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, đó là cây tre măng Bát độ”.

Công ty cổ phần An Tiến Industries chuẩn bị cho những đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2021.

Sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trở lại sản xuất ổn định. Điển hình như Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn cuối tháng 2 đã có trên 90 tấn thiết bị sứ đường dây được xuất xưởng đến Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.

Việc tham gia các FTA thế hệ mới giúp năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt.

Chỉ tính riêng giai đoạn 5 năm vừa qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết 5 Hiệp định thương mại với các đối tác lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục