Tăng cường bảo vệ Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/9/2021 | 7:41:18 AM

YênBái - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có diện tích 20.293,3 ha, diện tích có rừng là 20.108,2 ha. Nằm trên địa bàn của 5 xã: Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Lao Chải và Dế Xu Phình, đây là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học bậc nhất vùng Tây Bắc.

Rừng Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải được bảo vệ tốt.
Rừng Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải được bảo vệ tốt.


Để bảo vệ tốt khu bảo tồn (KBT), thời gian qua Ban Quản lý KBT Loài và sinh cảnh Mù Cang Chải đã tiến hành ký hợp đồng với các nhóm hộ, hộ nhận khoán bảo vệ rừng (BVR); phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền các văn bản có liên quan đến công tác quản lý, BVR, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học… đến các bản và đến người dân sống trong KBT; các tổ tuần tra thường xuyên tuần tra, canh gác BVR phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm. Các xã trong KBT đều đã thành lập nhóm BVR và PCCCR; hàng năm ký cam kết BVR và PCCCR với từng hộ gia đình. Đặc biệt, từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể; từ đó, giảm áp lực vào KBT. 

Ông Giàng A Dờ, xã Chế Tạo cho biết: "Từ khi thực hiện chính sách chi trả tiền DVMTR, đời sống bà con trong bản đã được cải thiện. Bà con đều biết giữ rừng là có nguồn nước cung cấp cho nhà máy thủy điện. Từ đó, các nhà máy thủy điện sẽ nộp phần lợi nhuận cho việc BVR và bà con sẽ có tiền trang trải cuộc sống. Do đó, bà con trong xã đều bảo nhau ra sức BVR”. 

Ông Trần Xuân Dưỡng - Phó Giám đốc KBT, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải cho biết: "Ban Quản lý KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải quản lý trên 20.000 ha rừng đặc dụng. Trong năm 2019, đơn vị đã thực hiện chi trả tiền khoán BVR của KBT cho 22 nhóm hộ với tổng số tiền trên 13,3 tỷ đồng. Tính riêng từ đầu năm 2021 tới nay, Ban Quản lý KBT đã hoàn thành chi trả tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng đợt 1 năm 2020 cho các hộ dân trong KBT với số tiền là 7,4 tỷ đồng. Cùng với các nguồn thu nhập khác từ rừng, tiền DVMTR đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân. Chính sách DVMTR đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền các xã và người dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng”. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, BVR và bảo tồn đa dạng sinh học tại KBT vẫn còn những khó khăn do áp lực về dân số ở vùng đệm KBT tăng nhanh, đòi hỏi về nhu cầu đất ở, đất sản xuất và khai thác lâm sản phục vụ cho nhu cầu cuộc sống; trình độ dân trí thấp, nhận thức về tầm quan trọng của rừng trong cộng đồng chưa cao. Đời sống của nhân dân còn nghèo và sống chủ yếu dựa vào rừng để khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã. Đây là áp lực rất lớn đối với KBT.

Ban quản lý KBT chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc tổ chức quản lý và thực hiện công tác bảo tồn còn gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ trong KBT rất mỏng, địa bàn hoạt động rộng, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu chưa đáp ứng được tình hình quản lý BVR như hiện nay. 

Đầu tư cho KBT còn hạn chế, thiếu các dự án phát triển vùng đệm. Kinh phí đầu tư cho hoạt động của Ban Quản lý và nghiên cứu khoa học hầu như là không có, cơ sở vật chất thiếu thốn.... Do vậy, các hoạt động trong KBT còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu BVR bền vững. 

Để quản lý KBT ngày một tốt hơn, thời gian tới, lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã và ngành chức năng liên quan tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển, quản lý hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, PCCCR; tăng cường tuần tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. 

Thực hiện tốt chính sách chi trả tiền DVMTR nhằm hỗ trợ kinh tế và đời sống của người dân tham gia BVR trong KBT; quan tâm đầu tư các chương trình, dự án về phát triển nông lâm nghiệp, hỗ trợ sinh kế cho nhân dân vùng đệm, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; từ đó, giảm áp lực lên rừng và tài nguyên thiên nhiên. 

Bên cạnh đó, cần xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động của KBT từ kiêm nhiệm sang chuyên trách nhằm đảm bảo nhân lực, điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, BVR và bảo tồn thiên nhiên tại các khu rừng đặc dụng.

KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có diện tích 20.293,3 ha, diện tích có rừng là 20.108,2 ha. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là trên 15.000 ha, diện tích phân khu phục hồi tái sinh thái là 4.979 ha. KBT nằm trên địa bàn của 5 xã: Chế Tạo, Púng Luông, Nậm Khắt, Lao Chải và Dế Xu Phình. Đây là khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học bậc nhất vùng Tây Bắc. Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học KBT có ý nghĩa rất quan trọng cả về hệ sinh thái lẫn rừng phòng hộ sông Đà.


Văn Thông

Tags Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải đa dạng sinh học dịch vụ môi trường rừng

Các tin khác
Tài xế nhờ nhân viên tại chốt kiểm dịch hỗ trợ để khai báo một lúc nhiều ứng dụng giám sát.

Trạm kiểm dịch trên quốc lộ 20 (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) ùn tắc cục bộ kéo dài do tỉnh Lâm Đồng áp dụng 3 app quản lý, khiến thời gian khai báo quá lâu.

Thành viên Tổ hợp tác Nuôi ong mật, xã Púng Luông chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau nuôi ong lấy mật hiệu quả.

Hiện nay, huyện Mù Cang Chải có 271 tổ hợp tác nông nghiệp (THTNN) với 1.045 thành viên, chiếm 56,2% tổng số tổ hợp tác trên địa bàn.

Đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải thu hái sơn tra.

Xác định các sản phẩm OCOP có vai trò quan trọng, là “hạt nhân” thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, ngay từ khi tham gia Chương trình OCOP, huyện Mù Cang Chải đã tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước khẳng định thương hiệu.

Nhân dân HTX rau Minh Tiến trồng rau vụ đông. (Ảnh: Minh Huyền)

Vụ đông năm nay, huyện Trấn Yên phấn đấu đưa vào gieo trồng gần 1.000 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục