Xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể để chậm tiến độ thu phí không dừng trên cao tốc

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/4/2022 | 7:36:10 AM

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội; có biện pháp xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan nếu để chậm tiến độ nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2022.

Tiến độ triển khai thu phí không dừng trên nhiều tuyến cao tốc đã chậm so với dự kiến
Tiến độ triển khai thu phí không dừng trên nhiều tuyến cao tốc đã chậm so với dự kiến

Liên quan đến việc triển khai dự án thu phí điện tử không dừng (ETC) trên các tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đầu tư, quản lý, đại diện VEC cho biết, đơn vị đang tập trung tối đa nguồn lực, vật lực để triển khai dự án này.

VEC được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, khai thác 5 dự án đường cao tốc gồm cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành và TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Cụ thể, lãnh đạo VEC cho hay, hiện Tổng công ty đã báo cáo cấp có thẩm quyền xin hướng dẫn về trình tự thủ tục, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch thuê dịch vụ ETC và chuẩn bị các thủ tục đấu thầu để tổ chức lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ ETC cho các tuyến cao tốc VEC. Dự kiến thời gian thực hiện các công việc này chậm nhất cũng phải hết tháng 6/2022 mới hoàn thành.

Liên quan đến tiến độ triển khai thu phí ETC của VEC, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC đẩy nhanh tiến độ triển khai ETC tại các dự án đường cao tốc do VEC quản lý.

Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị hoàn thành đúng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội; có biện pháp xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan nếu để chậm tiến độ nêu trên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2022.

Trong 5 dự án nêu trên mới chỉ có tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đầu tư, vận hành hệ thống thu phí ETC, đã triển khai được 15 trong tổng số 40 làn của tuyến cao tốc này từ ngày 10/6/2020, các tuyến cao tốc khác vẫn triển khai thu phí theo hình thức một dừng.

Về nguồn vốn đầu tư hệ thống thu phí ETC, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trên cơ sở đề xuất của VEC, Bộ đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng thuận phương án sử dụng chi phí quản lý thu phí VEC đang thực hiện (thu phí một dừng) để thuê trọn gói dịch vụ thu phí ETC.

Riêng về tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, lãnh đạo VEC cho biết, sau hơn 8 năm đưa vào khai thác, mỗi ngày tuyến đường tiếp nhận một lượng lớn phương tiện có tải trọng lớn dẫn đến một số hạng mục, công trình đã xuống cấp, hư hỏng.

VEC đang triển khai thi công công trình sửa chữa hư hỏng, hằn lún, rạn nứt mặt đường đoạn Km150+000 - Km173+404; chuẩn bị trao thầu gói thầu sửa chữa hư hỏng, hằn lún, rạn nứt mặt đường đoạn Km173+404 - Km241+922.

Do vừa thi công sửa chữa trong điều kiện vừa phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông trên tuyến nên việc sửa chữa không thể thực hiện đồng thời ở tất cả các vị trí. VEC đã phân kỳ, sửa chữa trước những đoạn có nguy cơ mất an toàn cao để đảm bảo an toàn giao thông. Đối với gói thầu sửa chữa định kỳ, VEC đang gấp rút triển khai đấu thầu, dự kiến hoàn thành trong quý 3/2022.

(Theo VnEconomy)

Các tin khác
Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái (bên trái) kiểm tra mô hình chăm sóc bạch đàn năm thứ 2 ở xã Vũ Linh, huyện Yên Bình.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông Yên Bái đã triển khai “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận”. Trung tâm tiến hành rà soát, triển khai thực hiện mô hình trồng mới năm 1 và mô hình chăm sóc năm thứ 2.

Đoàn công tác của tỉnh, huyện thăm cánh đồng trồng dâu xã Việt Thành

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện Trấn Yên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, từng bước khắc phục tình trạng manh mún, hình thành những vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa quy mô lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Kinh tế tư nhân cần thêm không gian để phát triển.

Mục tiêu của Chương trình hành động là phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực.

Có tới 49.591 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay. (Ảnh minh họa).

Trong 4 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thậm chí còn có mức tăng mạnh hơn nhiều, với 30.919 doanh nghiệp, tăng 60,6%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục