Yên Bái: Những thay đổi tích cực về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/8/2022 | 4:32:37 PM

YênBái - Các chủ thể trực tiếp sản xuất ngày càng thể hiện tính chủ động, trách nhiệm trong việc thực thi các trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng: thu hồi hàng hóa lỗi, hỏng, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại...

Cán bộ ngành khoa học công nghệ kiểm định công tơ điện.
Cán bộ ngành khoa học công nghệ kiểm định công tơ điện.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), tỉnh Yên Bái đã có một sự thay đổi tích cực khi từng cơ quan, đơn vị được xác định, giao nhiệm vụ rõ ràng; chủ thể trực tiếp sản xuất ngày càng thể hiện tính chủ động, trách nhiệm trong việc thực thi các trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng: thu hồi hàng hóa lỗi, hỏng, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại...; thói quen, nhận thức của người tiêu dùng cũng thay đổi theo hướng chú trọng đến nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)...

Để cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị 30, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 157 ngày 14/10/2019 nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về công tác BVQLNTD phù hợp với thực tiễn của tỉnh. HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết, chương trình giám sát chuyên đề thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, lĩnh vực VSATTP trên toàn tỉnh. 

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch, quy chế nâng cao công tác quản lý, BVQLNTD gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. 

Hàng năm, tỉnh đều đảm bảo cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVQLNTD, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định chất lượng hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, VSATTP.

Với việc thực hiện 8 giải pháp, đến nay, vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động về BVQLNTD được xác định rõ trên phạm vi toàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện ngày càng đa dạng về hình thức và nội dung như: phê phán công khai các hành vi xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng, biểu dương người tốt - việc tốt, tổ chức trưng bày gian hàng thật - hàng giả, hướng dẫn người dân phân biệt, đặc biệt quan tâm đến nâng cao kiến thức, kỹ năng tiêu dùng cho toàn xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực thi hiệu quả các quyền của người tiêu dùng, nhất là các đối tượng người tiêu dùng yếu thế. 

Công tác thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác BVQLNTD được thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng. Hàng năm, Ban chỉ đạo 389 của tỉnh đều ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện công tác này. 

Từ năm 2019 đến nay, Cục Quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 2.244/3.223 vụ, phạt hành chính trên 4,4 tỷ đồng; Công an tỉnh kiểm tra, phát hiện 500 vụ với 527 đối tượng, trong đó: khởi tố, điều tra 23 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, lừa dối khách hàng, xử lý 477 trường hợp vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; Sở Công Thương kiểm tra 219 cơ sở; Sở Y tế kiểm tra 1.475 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 186 cơ sở; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh, kiểm tra 40 đợt với 1.002 tổ chức, cá nhân... 

Số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại NTD và doanh nghiệp được thiết lập công khai và duy trì. Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tăng cường vai trò của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội; xây dựng phát triển hệ thống tổ chức Hội BVQLNTD với 23 chi hội, gần 600 thành viên, cùng hoạt động vì mục tiêu BVQLNTD. 

Mặc dù có nhiều kết quả tích cực nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận, tình trạng vi phạm quyền lợi của NTD vẫn còn diễn ra và có hiện tượng gia tăng nhất là trong giao dịch mua bán thông qua môi trường mạng, thương mại điện tử đang là xu hướng tất yếu. Bởi vậy, để tiếp tục BVQLNTD trong xu hướng mới, cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý, người sản xuất kinh doanh và NTD. 

Cơ quan quản lý cần ban hành các quy định để giải quyết một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn: trách nhiệm liên đới của các chủ sàn thương mại điện tử, mô hình cho vay ngang hàng (kết nối online nhà đầu tư với cá nhân vay tiền)... 

Đặc biệt là người sản xuất kinh doanh dịch vụ cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, niêm yết và bán đúng giá; tăng cường công tác bảo hành sản phẩm, tư vấn và giải quyết phản hồi, khiếu nại; tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của NTD.
Hoài Anh

Tags Yên Bái bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Chỉ thị số 30 sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm

Các tin khác
Đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên  Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam cùng đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm hộ gia đình ông Hảng Sáy Rùa, thôn la Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế.

Ngày 29/8, đoàn công tác của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam do đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Mù Cang Chải về việc kiểm tra, giám sát của Ủy viên Hội đồng quản trị NHCSXH về tín dụng chính sách.

Lối ra vào sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên ùn tắc vào dịp cao điểm.

Bộ GTVT yêu cầu các sân bay đầu tư hệ thống thu phí không dừng ở các cảng hàng không nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực ra, vào sân bay hiện nay.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, mỗi ngày có khoảng 290 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn. Trong ảnh: Tại khu vực cầu Ngòi Phà, nơi giáp ranh giữa thị trấn nông trường Trần Phú và xã Cát Thịnh (Văn Chấn), rác thải hai bên suối tích tụ thời gian dài gây ô nhiễm dòng chảy.

Phân loại rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng góp phần quan trọng trong công tác quản lý, giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm với con người và môi trường.

Trung tâm thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Giai đoạn 2021-2025, huyện Văn Chấn đặt mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt từ 25,6% trở lên với 6 xã, thị trấn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại V và đến năm 2030 là 28% trở lên với 7 đô thị loại V. Tuy nhiên, hiện nay, các chương trình phát triển đô thị của huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục